Cách mở bài hay
Để có được một bài văn hay và ghi điểm cao thì việc viết mở bài tốt, giới thiệu đúng trọng tâm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một mở bài hay sẽ giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về tác phẩm và tạo ấn tượng cho người chấm bài. Dưới đây là những mẫu mở bài nghị luận văn học chọn lọc hay nhất cho các bạn tham khảo.
Cách mở bài thuyết trình hay
Những yếu tố cần thiết để mở đầu bài thuyết trình
Đầu tiên chúng ta cần nắm được phần mở đầu của một bài thuyết trình bao gồm những nội dung chính như sau:
- Giới thiệu về nội dung hoặc chủ đề bài thuyết trình để tạo định hướng cho người nghe.
- Mục tiêu mà bạn muốn đạt được thông qua bài thuyết trình và sơ lược về các điểm chính bạn sẽ trình bày.
- Thông báo cho khán giả biết khi nào họ có thể trao đổi và đặt câu hỏi về nội dung bài thuyết trình.
Các cách mở đầu bài thuyết trình hay
Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng thiết yếu không chỉ trong môi trường học tập mà còn trong công việc. Do đó, chúng ta cần chú trọng và trau dồi kỹ năng này. Dưới đây là những cách mở đầu bài thuyết trình để gây thiện cảm với khán giả. Các bạn hãy cùng PMP khám phá nhé!
- Mở đầu bằng yếu tố hài hước
Để tạo cảm giác thoải mái, thân thiện với khán giả thì việc mở đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện hài hước là vô cùng hiệu quả. Nếu bạn gây ấn tượng với người nghe ngay từ những phút đầu tiên bằng sự duyên dáng và hài hước của mình, người nghe sẽ rất nhanh bị thu hút và dễ dàng mở lòng để đón nhận những nội dung tiếp theo trong - Đặt câu hỏi gợi mở
Một câu hỏi thú vị liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình sẽ kích thích sự tò mò của khán giả. Từ đó, họ sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi bạn sử dụng cách đặt câu hỏi gợi mở này để mở đầu bài thuyết trình. - Đưa ra số liệu đáng tin cậy
Tạo được lòng tin cho khán giả bằng cách đưa ra những con số đáng tin cậy trước khi bước vào bài thuyết trình cũng là cách được nhiều diễn giả lựa chọn. Khi đưa ra những số liệu như vậy thì khán giả ngay lập tức sẽ bị thu hút và ấn tượng với phần thuyết trình của bạn. Một lưu ý nhỏ là khi sử dụng cách này, các số liệu cần chính xác và có độ tin cậy cao. - Mở đầu thú vị với PowerPoint
Slide mở đầu bài thuyết trình chuyên nghiệp đóng góp vai trò rất lớn trong việc tạo ấn tượng cũng như giữ cho người xem luôn tương tác và theo dõi phần trình bày của bạn. Vậy slide phải được thiết kế như thế nào để có thể dễ dàng hấp dẫn khán giả nhất?
Để tạo slide mở đầu đẹp và giúp khán giả tập trung ngay vào phần nói thuyết trình của bạn thì cần lưu ý một vài điểm sau:
- Nắm các quy tắc về màu sắc: Sự tương phản giữa màu background và nội dung text để trang slide trông dễ nhìn và dễ đọc hơn.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều phông chữ: Tối đa 3 font trong cùng một slide. Với slide đầu bạn có thể áp dụng kiểu chữ nghệ thuật để tăng tính ấn tượng.
- Hình ảnh phù hợp, thể hiện rõ chủ đề: Lựa chọn hình ảnh tập trung vào tính thẩm mỹ, truyền tải nội dung chính của bài thuyết trình.
- Kể một câu chuyện
Bắt đầu bài thuyết trình bằng cách kể một câu chuyện có thể khơi gợi cảm xúc và đồng cảm của khán giả chính là cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn lọc nội dung một cách ngắn gọn, logic và liên quan chủ đề để có thể dễ dàng dẫn dắt vào nội dung chính. - Sử dụng tin tức mới nhất
Các sự kiện nóng hổi ở thời điểm hiện tại luôn thu hút được đông đảo sự quan tâm của khán giả, do đó việc cập nhật tin tức kịp thời và đưa vào phần khai màn là một cách mở đầu bài thuyết trình khá thú vị và dễ gây ấn tượng. Khán giả sẽ tập trung sự chú ý vào bạn để lắng nghe tiếp nội dung liên quan đến đề tài đó. - Mở đầu bằng một lời khẳng định tích cực
Mở đầu bài thuyết trình bằng một lời khẳng định như: “Tôi tin rằng những gì tôi sắp chia sẻ sau đây sẽ khiến các bạn cảm thấy thích thú và hữu ích…” sẽ dẫn dắt khán giả đến với nguồn năng lượng tích cực ngay từ khi mở đầu. Sau đó nó sẽ giúp bạn dễ dàng hướng họ đi sâu hơn vào các nội dung tiếp theo. - Tạo cảm giác kết nối với khán giả
Việc tạo sự kết nối giữa người nói và khán giả là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công bài thuyết trình của bạn. Hãy khiến khán giả cảm thấy có sự kết nối và gần gũi với bạn bằng cách mang đến sự đồng điệu và chia sẻ ngay từ những câu giới thiệu ban đầu. Từ đó, khán giả sẽ tập trung lắng nghe bài thuyết trình của bạn hơn. - Nhắc đến một người nổi tiếng nào đó
Những câu trích dẫn của tổng thống, những diễn giả nổi tiếng,… luôn gây được ấn tượng mạnh và được nhiều khán giả biết đến. Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình của mình bằng cách nhắc đến một đối tượng cụ thể, kèm theo quan điểm, câu nói nổi tiếng của họ để thu hút người nghe. - Trích dẫn bài nghiên cứu
Cũng giống như việc đưa ra các số liệu, việc đưa trích dẫn các nghiên cứu, báo cáo gần nhất vào bài thuyết trình của mình có thể tăng thêm sự thuyết phục và tin cậy ngay từ khi mở đầu. - Mở đầu bằng một video ngắn
Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình bằng cách mở một video ngắn, có độ dài vừa phải để giúp người nghe chú ý và ổn định trước khi bạn tiến hành thuyết trình.
Những mở bài hay cho nghị luận văn học
Những mở bài nghị luận văn học hay nhất theo cách gián tiếp
Mở bài số 1
Văn học là cuộc đời… Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và cuộc sống. Đời sống là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi của những nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm A của nhà thơ B, ta thấy được,…(nội dung của vấn đề nghị luận). Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện giản dị, tác phẩm A vẫn giữ nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua thời gian.
Mở bài số 2
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì mà nhà văn/ nhà thơ A là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. (nội dung và vấn đề nghị luận) của nhà văn/ nhà thơ A là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt trong đoạn trích…
Những mở bài nghị luận văn học hay nhất theo lối trực tiếp
Mở bài số 1
Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động những tác phẩm A của nhà văn/ nhà thơ B mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẽ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên tâm hồn cả dân tộc và góp phần làm cho các tác phẩm sống mãi với thời gian.
Mở bài số 2
Nhắc tới nhà văn A người đọc không thể nào quên được tác phẩm B đã lưu dấu trong lòng khán giả bao thập kỷ nay. Nói tới A là nhớ tới phong cách sáng tác C. Tác giả A khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn D một cách đầy mới mẻ và ấn tượng đến tận bây giờ.
Mở bài số 3
Nhiều thập kỷ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khi thế vươn lên của đất nước sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong tác phẩm A của nhà văn B. Thông qua hình tượng nhân vật C, tác phẩm đã đặt ra những vấn đề tư tưởng thấm đẫm chất nhân vật không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà còn có ý nghĩa muốn đời với tất cả mọi người, mọi thế hệ.
Mở bài nghị luận văn học đối lập
Không có tình huống ly kỳ, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm A của nhà văn B cứ nhẹ nhàng diễn ra trên từng bài viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những thứ được coi là bình thường, lặng lẽ ấy qua ngòi bút tinh tế cũng với giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kỳ lạ. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng lắng đọng vô cùng.
Mở bài nghị luận văn học tương liên
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt độ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề hoàn toàn mất hết niềm tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu). Và tác phẩm A của nhà văn/ nhà thơ B đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh đó.
Những mở bài nghị luận văn học theo lối quy nạp
Mở bài số 1
Xây dựng hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà văn/ nhà thơ A đã làm được điều đó. Nhân vật B của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một…(vấn đề yêu cầu của đề bài).
Mở bài số 2
Có một ý kiến cho rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm A của nhà văn/ nhà thơ B gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc… Và nhân vật C được phác họa như… (vấn đề yêu cầu của đề bài).
Mở bài số 3
Chúng ta đã từng gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy nhưng họ lại có sức phản kháng để trỗi dậy, mạnh mẽ làm chủ đời mình. Một trong số đó là nhân vật A của nhà văn/ nhà thơ B.
Trên đây là tổng hợp các mẫu mở bài cho nghị luận văn học xuất sắc nhất mà chúng tôi đã chọn lọc được, hy vọng những mẫu văn này sẽ giúp cho các bạn có được những bài văn hay. Chúc các bạn có những bài văn thật tốt và đạt được điểm cao tuyệt đối trong các kì thi.