Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn

Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn SGK Ngữ văn 8 trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về bài học một cách toàn diện nhất.

**Câu 1:**Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở những mặt nào?

**Văn bản cần có tính thống nhất vì: để không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.**

**Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: tiêu đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.**

Câu 2. Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:

Em rất thích đọc sách.

Mùa hè thật hấp dẫn.

Đoạn văn tham khảo.

**Đoạn 1:**

Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới. Qua sách ta có thể xuống tận đại dương bao la sâu thẳm để tìm hiểu cuộc sống của các loài cá, và dạo chơi giữa những đảo san hô đẹp tuyệt vời. Sách giúp ta lên được những đỉnh cao chót vót của nóc nhà thế giới Hy Mã Lạp Sơn, hay đến với Nam Cực xa xôi để ngắm nhìn các chú chim cánh cụt giữa biển băng trắng xoá. Sách còn giúp ta vượt trùng dương đến với nước Mỹ sôi động văn minh, đến với nước Pháp sang trọng, cổ kính hay châu Phi rực lửa hoang dã… Vì vậy, em rất thích đọc sách.

**Đoạn 2:**

Tại sao lại không yêu thích mùa hè được nhỉ? Mùa hè ta được nghỉ ngơi thư giãn sau chín tháng học tập căng thẳng. Ta lại còn được tham gia vào hàng loạt trò chơi giải trí đang chờ đợi như tắm biển, leo núi, cắm trại, du lịch hoặc tham gia các câu lạc bộ như âm nhạc, nấu ăn, hội hoạ, thẩm mỹ… Mùa hè thật hấp dẫn, phải không các bạn?

**Câu 3:**Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muôn tóm tắt văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào các yêu tô nào?

**Lí do phải tóm tắt văn bản tự sự:**

– Để ghi lại nội dung chính của tác phẩm đã học.

– Khi cần thông báo cho người khác biết.

**Các bước tiến hành khi tóm tắt văn bản tự sự:**

  1. Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
  2. Xác định nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.
  3. Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
  4. Viết thành văn bản.

**Câu 4:**Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào? Tự sự kết hợp với miêu tả có tác dụng:

**Tự sự kết hợp với miêu tả có tác dụng:**

– Làm cho việc kể chuyện sinh động sâu sắc hơn.

– Làm tăng sự thuyết phục cho người đọc.

**Câu 5:**Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì?

Ta cần chú ý những điều sau:

*(Đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm)*

Trong buổi sáng ấy, khi bước ra khỏi cửa nhà, tôi ngập tràn niềm vui. Bầu trời cao xanh kia như một bức tranh tuyệt vời, và tia nắng ấm áp ôm trọn từng góc phố nhỏ. Mỗi bước chân đi, tôi cảm nhận hương hoa cỏ mùa hè thoang thoảng trong gió. Đó thực sự là mùa hè thơ mộng và hấp dẫn.

**Câu 6:**Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì?

Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày?

**Văn bản thuyết minh có tính chất:**

– Trình bày tính chất cấu tạo, quy luật phát triển, lí do phát triển và nêu lên tác dụng, ý nghĩa của sự vật hiện tượng đối với đời sống con người.

– Hướng dẫn cho mọi người cách sử dụng và bảo vệ sự vật ấy.

**Các lợi ích của văn bản thuyết minh:**

– Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu.

– Hỗ trợ người đọc trong quá trình nắm bắt và sử dụng thông tin.

**Câu 7:**Muốn làm văn bản thuyết minh trước hết cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy?

**Điều kiện để làm văn bản thuyết minh:**

– Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng một cách cặn kẽ.

– Nắm được đặc trưng, bản chất của sự vật đó.

– Phải biết trình bày một cách rõ ràng.

**Phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật:**

– Sử dụng nhiều phương pháp kết hợp như nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, dùng số liệu so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại, nêu ví dụ.

**Câu 8:**Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm một bài văn thuyết minh về: một đồ dùng, cách làm một sản phẩm nào đó, một di tích thắng cảnh, một loại động vật, thực vật?

*(Bố cục thường gặp khi làm văn thuyết minh)*

**Thuyết minh một đồ dùng:**

– Mở bài: giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh.

– Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, cách sử dụng và lợi ích của đồ dùng.

– Kết bài: Tổng kết giá trị ý nghĩa của đồ vật.

**Thuyết minh cách làm một sản phẩm:**

– Mở bài: giới thiệu sản phẩm cần thuyết minh.

– Thân bài: Trình bày tên sản phẩm, nguyên liệu làm, cách làm, cách trình bày và cách sử dụng.

– Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về sản phẩm.

**Thuyết minh một danh lam thắng cảnh:**

– Mở bài: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

– Thân bài: Lịch sử, vị trí địa lý, đặc điểm của thắng cảnh.

– Kết bài: Tình cảm cá nhân đối với thắng cảnh.

**Câu 9:**Thế nào là một luận điểm trong loại văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó?

**Ví dụ về luận điểm và tính chất của nó:**

– Ví dụ: Văn bản “Bài toán dân số”

– **Tính chất:**

  – Luận điểm bao trùm, xuất hiện ở đầu văn bản và hướng dẫn toàn bộ nội dung.

  – Kết cấu bài viết có 5 đoạn, mỗi đoạn tập trung thể hiện một khía cạnh của luận điểm.

**Câu 10:**Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó?

*(Ví dụ về sự kết hợp các yếu tố trong văn nghị luận)*

**Ví dụ: Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.**

– **Yếu tố biểu cảm:** Thể hiện thái độ căm giận sục sôi của tác giả đối với sự ngạo mạn của kẻ thù.

– **Yếu tố tự sự:** Nêu gương các anh hùng xả thân vì nghĩa trong sử sách và tình cảm gắn bó chủ tướng và tướng sĩ.

– **Yếu tố miêu tả:** Mô tả thái độ hỗn hách ngạo mạn của kẻ thù.

**Câu 11:**Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản dó?

**Văn bản tường trình:**

– **Định nghĩa:** Loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong việc xảy ra hậu quả cần xem xét.

– **Mục đích:** Người viết trình bày lại sự việc để cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

**Văn bản thông báo:**

– **Định nghĩa:** Truyền đạt thông tin cụ thể từ phía cơ quan đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền hành, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo để thực hiện tham gia.

– **Mục đích:** Để điều hành công việc và để những người có liên quan, quan tâm được biết và tham gia thực hiện.

Với những hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn SGK Ngữ văn 8 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.