Soạn bài Bản tin
Hướng dẫn Soạn bài Bản tin chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
- Mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Bản tin này thông báo kết quả kì thi Ô-lim-pích Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam.
– Thông tin đó là niềm vui mừng, tự hào của ngành Giáo dục nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng.
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Bản tin mang tính thời sự nóng hổi vì tính cập nhật thông tin nhanh chóng.
Câu 3 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Không cần và không nên đưa thêm những chi tiết ấy vào bản tin.
– Bởi nếu thế thì bản tin sẽ không còn tính chất bản tin nữa, nó sẽ dài ra với những thông tin không cần thiết đối với sự ngắn gọn, súc tích của một bản tin.
Câu 4 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Việc đưa tin cụ thể, chính xác có tác dụng đảm bảo tính chính xác của văn phong báo chí nói chung, của bản tin nói riêng làm cho người đọc hoàn toàn tin tưởng vào những tin tức được thông báo.
Câu 5 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Yêu cầu cơ bản của một bản tin là: thông báo chân thực, kịp thời thông tin có tính thời sự, ý nghĩa.
- Cách viết bản tin
Câu 1 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Khai thác và lựa chọn tin
Hãy phân tích làm rõ những nội dung sau trong bản tin
– Việc gì đã xảy ra? Đoàn Việt Nam đứng thứ tư toàn đoàn
– Việc xảy ra ở đâu? Kỳ thi Ô- lim -pích Toán quốc tế lần thứ 45 tại A- ten, Hi Lạp
– Xảy ra khi nào? Ngày 14 đến 16 tháng 7 năm 2004
– Ai làm việc đó ? Đội tuyển Việt Nam
– Kết quả? Đạt 196 điểm, sáu huy chương: bốn huy chương Vàng, hai huy chương Bạc
Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Trước khi viết bản tin, cân khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.
– Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin thường nêu trực tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất.
– Phần sau có thể chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật chi tiết sự kiện.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Những sự kiện có thể viết bản tin: A, B, D, E.
Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– So sánh bản tin với quảng cáo và phóng sự điều tra.
+ Giống là -Đều nhằm cung cấp thông tin mới và có ý nghĩa.
+ Khác là – Bản tin: chỉ đơn thuần để thông báo tin tức.
Quảng cáo: chào mời khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Phóng sự điều tra: độ dài lớn hơn bản tin, có miêu tả cụ thể và bình luận về sự kiện.
Câu 3 (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Ví dụ: Đội tuyển VN xếp thứ 4 toàn đoàn trong cuộc thi Ô-lim-pich Toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi Lạp từ ngày 14 đến 16 tháng 7.
Với những hướng dẫn Soạn bài Bản tin chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.