Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Đoạn trích này nổi bật lên là hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.
– Việc vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh trong đoạn trích này, giúp cho người đọc có được những hình dung, những hiểu biết về tính tự kiêu tự đại trong mỗi con người.
– Việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài văn nghị là một điều tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào mà chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất, cần có sự kết hợp để bài văn linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
- + Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến.
+ Luận điểm cần có:
– Vẻ đẹp nội dung của bài thơ.
– Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.
– Tài năng sáng tạo, tấm lòng của tác giả.
+ Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ. Luận điểm này nằm ở phần giữa thân bài.
+ Chuyển ý: Trong một tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ ca, một nội dung ý nghĩa luôn được chuyển tải bởi một hình thức nghệ thuật độc đáo. “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến cũng vậy, vẻ đẹp của bài thơ không chỉ đến từ nội dung mà còn đến từ nghệ thuật.
b.+ Luận cứ:
– Cách gieo vần “eo” độc đáo, tạo cảm giác về không gian nhỏ hẹp, co dần lại.
– Thủ pháp lấy động tả tĩnh.
– Điểm nhìn nghệ thuật đặc sắc.
– Sử dụng từ láy.
– Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Thao tác lập luận chính: Phân tích, nhằm làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.
+ So sánh sử dụng ở phần:
– Vẻ đẹp nội dung: so sánh bức tranh thiên nhiên mùa thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thiên nhiên mùa thu trong thơ trước và sau ông.
– Mở rộng vấn đề (so sánh thơ về mua thu của Nguyễn Khuyến với những bài thơ thu khác).
+ Phải kết hợp nhuần nhuyễn hai thao tác, thao tác phân tích là trung tâm, nhằm khẳng định vẻ đẹp của tác phẩm, thao tác so sánh là bổ trở, nhằm nhấn mạnh sự đặc biệt, sáng tạo.
Học sinh dựa vào gợi ý ở trên để viết đoạn văn.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
- a) Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý.
- b) Viết một đoạn văn nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh.
- c) Sưu tầm những đoạn văn hay ở đó tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.
Với những hướng dẫn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.