Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc trang 98 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1

Hướng dẫn soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc trang 98 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về bài học một cách toàn diện nhất.

* Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

– Có nhiều con người, sự việc xung quanh để lại cho ta những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. 

– Tình cảm đó cứ lớn dần trong ta, làm cho ta sống sâu sắc hơn. 

– Trong bài học này, em sẽ được luyện tập phát triển kỹ năng viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về những con người hoặc sự việc như vậy

* Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc: 

– Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

– Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. 

– Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến. 

– Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

* Phân tích bài viết tham khảo 

– Văn bản: Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện 

  • Bài văn được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “em”) 
  • Nội dung: kể về một người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện (bà Nhung)
  • Giới thiệu câu chuyện: Đoạn đầu đã giới thiệu: “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách là một truyền thống tốt đẹp …”
  • Đối tượng biểu cảm: bà Nguyễn Thị Nhung
  • Đặc điểm nổi bật của đối tượng:

– Bà Nhung 57 tuổi, hiện đang sống tại một căn nhà nhỏ trên phố Văn Miếu, làm bán hàng

– Dù điều kiện sống không dư giả nhưng bà luôn chia sẻ với những mảnh đời cơ cực: bà cưu mang những mảnh đời khó khăn suốt 30 năm, bà tham gia thiện nguyện, trao quà cho người dân miền núi, …

  • Cảm xúc của người viết về đối tượng biểu cảm: cảm phục, kính trọng

* Thực hành viết theo các bước:

1 TRƯỚC KHI VIẾT BÀI

a. Lựa chọn đề tài

– Lựa chọn đối tượng để lại cho em nhiều cảm xúc, ấn tượng.

b. Tìm ý

Học sinh tự trả lời các câu hỏi: Ví dụ

– Cha của em làm nghề gì? Ngoại hình cha như thế nào? Cha em bao nhiêu tuổi?

– Cha của em là người như thế nào?

– Vai trò của người cha trong gia đình em?

– Tình cảm của em dành cho cha như thế nào?

c. Lập dàn ý

Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:

– Mở bài: Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.

– Thân đoạn: Nêu cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của sự việc.

– Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em.

Bài văn mẫu tham khảo:

          Nhân vật người cha trong tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” hiện diện liên tục và đồng hành với người con trong suốt câu chuyện, hiện thân cho hình ảnh của một người cha đảm đang và gần gũi. Cha không chỉ là người thầy giáo mà còn là người hướng dẫn con bằng cách thực hành và giúp con tự cảm nhận. Người cha tạo ra những bài học sâu sắc từ cuộc sống hàng ngày, như việc dạy con nhận biết hoa bằng cách nhắm mắt và sờ vào chúng. Sự gắn bó giữa cha và con được thể hiện qua việc chia sẻ niềm vui và tình yêu thương đối với thiên nhiên.

          Tính cách sâu sắc và hiểu biết rộng lớn của người cha cũng được thể hiện qua việc giải thích về tên gọi và huyền bí của món quà, đồng thời thể hiện lòng tôn trọng đối với những điều giản dị. Bố không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn tôn trọng tình cảm và giáo dục con bằng trái tim. Câu chuyện cũng cho thấy sự cẩn trọng và ân cần trong cách người cha dạy bảo con, từ việc nhắm mắt đoán hoa đến việc ngửi và đoán tên các loại hoa.

          Qua những hành động và lời nói của người cha, độc giả không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại mà còn nhận thức được lòng tỉ mỉ, ân cần và tình yêu của cha dành cho con và thiên nhiên. Câu chuyện là một bài học quý giá về cách dạy dỗ và tôn trọng cuộc sống, đồng thời là một lời nhắc nhở đến tất cả các bậc phụ huynh về sự quan trọng của tình cảm và giao tiếp với con cái trong môi trường gần gũi với thiên nhiên.

2 VIẾT BÀI

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:

– Nêu được đặc điểm nổi bật của đối tượng.

– Ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

3 CHỈNH SỬA

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải

Yêu cầu Gợi ý chỉnh sửa
Giới thiệu được người hoặc sự việc mà em muốn bộc lộ cảm xúc. Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.
Nêu đặc điểm nổi bật của đối tượng. Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về đối tượng chưa. Nếu còn thiếu hãy bổ sung, điều chỉnh.
Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của em về đối tượng đó Đánh dấu từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc về người hoặc sự việc được nói tới. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

 

 

Với những hướng dẫn soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc trang 98 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.