Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính

Hướng dẫn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Luyện tập

Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Một số văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường: Đơn xin nghỉ học, đơn xin nhập học, Đơn đề nghị khen thưởng, Đơn xin chuyển trường, đơn xin vào đội, quyết định kỷ luật, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh…

Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

– Về cách trình bày, kết cấu: Văn bản được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, gồm đầy đủ ba phần.

– Về từ ngữ: Có sử dụng lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao: căn cứ, quyết định, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí Nhà nước…

– Về kiểu câu: ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

   + Phần đầu: Tiêu mục của văn bản

   + Phần chính: Nội dung văn bản

   + Phần cuối: Các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ ký…)

– Về từ ngữ: Sử dụng những từ ngữ toàn diện, với ý nghĩa trung hòa về sắc thái biểu cảm.

– Về câu văn: theo kết cấu của văn hành chính (căn cứ…. Quyết định: Điều 1, 2, 3…). Mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng…

Câu 3 (trang 172 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Khi ghi lại biên bản một cuộc họp cần chú ý những nội dung sau:

   – Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản;

   – Địa điểm và thời gian họp;

   – Thành phần cuộc họp;

   – Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp;

   – Chủ toạ và thư ký (người ghi biên bản), ký tên.

Với những hướng dẫn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.