Tổng hợp đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn văn
Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Văn lớp 7 luôn là chủ đề được nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên quan tâm. Đây không chỉ là dịp để học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức đã học mà còn là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng làm bài, tư duy ngôn ngữ và khả năng trình bày một cách logic. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp những đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Văn lớp 7 mới nhất và đa dạng, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi.
Tổng hợp đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn văn
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
- ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
NƠI TUỔI THƠ EM
Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng
Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi
Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha
Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương
(Nguồn :http://www.thivien.net/Nguyễn-Lãm-Thắng)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ:
- Lục bát
B. Bốn chữ
C. Năm chữ
D. Sáu chữ.
Câu 2. (0,5 điểm) Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ:
- Miêu tả, biểu cảm, tự sự
B. Biểu cảm, tự sự
C. Miêu tả, tự sự
D. Biểu cảm, miêu tả.
Câu 3. (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên mà em đã học là:
- So sánh
B. Nhân hóa
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ.
Câu 4. (0,5 điểm) Xác định phó từ trong hai dòng thơ: “ Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi”
- Có
B. tha thiết
C. Ngọt ngào
D. Mãi.
Câu 5. (0,5 điểm) Bài thơ có bao nhiêu từ láy?
- Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ.
Câu 6. (0,5 điểm) Có bao nhiêu hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
« Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng
Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi »
- Hai hình ảnh
B. Ba hình ảnh
C. Bốn hình ảnh
D. Năm hình ảnh
Câu 7. (0,5 điểm) tác dụng của hình ảnh so sánh:
« Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương »
- Làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.
B. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp.
C. Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với tuổi thơ, với quê hương.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8. (0,5 điểm) Cụm từ: « Đọng trên áo mẹ cha » là cụm:
- Tnh từ
B. Động từ
C. Danh từ
D. Chủ vị.
Câu 9. (1,0 điểm) Bài thơ muốn gửi gắm tới chúng ta bức thông điệp gì?
Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
- VIẾT (4,0 điểm)
Trong đại dịch Covid19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch.em hãy kể một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
PHẦN I: Đọc – hiểu (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
MẦM NON
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn”
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…
(Nguồn:Tuyển tập Võ Quảng, NXB Văn học, 1998)
Câu 1. Bài thơ “ Mầm non” của Võ Quảng được viết theo thể thơ nào?
- Thơ bốn chữ
B. Thơ lục bát
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tứ tuyệt
Câu 2. Phương án nào nêu đúng nhất các yếu tố được sử dụng kết hợp trong bài thơ?
- Biểu cảm, tự sự, miêu tả
B. Biểu cảm, tự sự
C.Biểu cảm, miêu tả
D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
Câu 3. Trong các từ sau, đâu không phải là từ láy?
- Nho nhỏ
B. Róc rách
C. Hối hả
D. Nằm nép
Câu 4. Bài thơ Mầm non được ngắt nhịp theo cách nào?
- Nhịp 1/2/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 2/2/1
C. Nhịp 2/3 và 3/2
D. Nhịp 3/2 và 1/4
Câu 5. Bài thơ viết về điều gì?
- Sự háo hức của mầm non khi được hòa mình với khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi vui rộn ràng.
B. Sự ra đời của một mầm non khi mùa xuân đến giữa một khung cảnh thiên nhiên, đất trời bên ngoài kẽ lá vô cùng sinh động.
C. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời khi mùa xuân đến.
D. Khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật trước và sau khi mùa xuân đến.
Câu 6: Em hiểu như thế nào nghĩa từ “hối hả” trong dòng thơ: “Thấy mây bay hối hả?”
- Mừng vui phấn khởi vì được như ý
B. Vất vả vì dốc hết sức để làm cho thật nhanh
C. Tất bật, không để ý gì đến xung quanh
D. Rất vội vã, muốn làm gì đó cho thật nhanh
Câu 7. Em hãy cho biết nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
- Nhờ những chú chim én báo hiệu mùa xuân về.
B. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
C. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.
D. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.
Câu 8: Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong các dòng thơ:
“Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy”
Câu 9. Trong đoạn thơ trên em thích câu thơ/ đoạn thơ nào nhất? Vì sao?
Câu 10. Từ bài thơ trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp nơi mình sinh sống? (viết từ 3 đến 5 dòng)
II – VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết đoạn văn khoảng 300 chữ ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Mầm non” của nhà thơ Võ Quảng.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
- Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng - Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ gần với đất! - Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư(1)
Giờ cau bổ tám(2)
Mẹ còn ngại to! - Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ - Ngẩng hỏi giời vậy
– Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
(“Mẹ”, Đỗ Trung Lai, Sách Cánh diều)
*Chú thích (1), (2) Bổ tư, bổ tám: bổ quả cau làm bốn miếng, tám miếng.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
- Năm chữ
B. Tám chữ
C. Lục bát
D. Bốn chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?
- Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3. Khổ thơ thứ nhất có sử dụng
- Vần lưng: “Lưng-mẹ”
B. Vần lưng: “Cau-đầu”
C. Vần chân: “thẳng-trắng”
D. Vần chân: “Cau-Cau”
Câu 4. Nhịp trong câu thơ thứ ba là
- 2/2
B. 2/1/1
C. 1/3
D. 3/1
Câu 5. Trong bài thơ có hai phó từ giống nhau lặp lại. Đúng hay sai?
- Đúng
B. Sai
Câu 6. Phó từ “vẫn” trong câu thơ Cau thì vẫn thẳng
- bổ sung ý nghĩa về sự phủ định
B. bổ sung ý nghĩa về mức độ
C. bổ sung ý nghĩa về kết quả
D. bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự
Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: vẫn, đã
Lưng mẹ ……còng rồi.
Câu 8. Bài thơ trên khuyên chúng ta điều gì?
- Biết yêu quý cây cau.
B. Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương mẹ.
C. Biết cố gắng học tập.
D. Biết tự chăm sóc bản thân.
Câu 9. Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tình cảm của người con dành cho mẹ?
Câu 10. Từ việc đọc hiểu bài thơ, em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi của người thân?
TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (Không được kể lại ngữ liệu đã có trong sách Ngữ văn 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo).
Hướng dẫn giải chi tiết đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn văn
Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
I: Đọc hiểu
1- C
2- D
3- C
4- D
5- B
6- D
7- D
8- B
Câu 9- Bài thơ muốn nhắn gửi tới chúng ta bức thông điệp: Tuổi thơ em gắn liền với bao cảnh vật thân thương, gần gũi, bình dị của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.
– Tuổi thơ còn được lớn lên bởi những giọt mồ hôi vất vả của mẹ cha đổ xuống. Tuổi thơ được ru hời từ những điệu dân ca ngọt ngào…vì vậy, chúng ta phải biết ơn công lao cha mẹ; biết trân trọng, yêu quý quê hương tươi đẹp.
Câu 10- Hình thức: đoạn văn
* Nội dung: đảm bảo một số ý sau
– Cảm xúc thiết tha, sâu lắng khi tác giả nhớ về những điều bình dị, thân thương, gắn bó với tuổi thơ của mình.
– Cảm nhận được bức thông điệp cuộc sống
II: Viết
Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, hình ảnh những người chiến sĩ áo trắng miệt mài ngày đêm cứu chữa bệnh nhân đã để lại trong em sự cảm phục sâu sắc. Trong số đó, em đặc biệt ấn tượng với bác sĩ Nguyễn Minh Phúc, một bác sĩ trẻ tại bệnh viện dã chiến của thành phố.
Bác sĩ Phúc là người trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân nặng trong khu cách ly. Em biết đến anh qua một bài báo kể về những ngày tháng anh làm việc không ngừng nghỉ. Theo đó, anh đã có hơn ba tháng liên tục xa gia đình để ở lại bệnh viện. Công việc hàng ngày của anh không chỉ là chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân, mà còn phải động viên tinh thần của họ. Có lần, một bệnh nhân lớn tuổi vì quá sợ hãi đã không hợp tác điều trị, bác sĩ Phúc đã ân cần trò chuyện, khích lệ, thậm chí còn hát những bài hát mà bệnh nhân yêu thích để trấn an cụ.
Em nhớ mãi câu chuyện anh chia sẻ: “Lúc mình mặc bộ đồ bảo hộ, mồ hôi chảy ròng ròng, nhưng mình vẫn phải cười vì bệnh nhân cần thấy yên tâm.” Hình ảnh anh bước ra từ khu điều trị, đôi mắt thâm quầng nhưng đầy sự quyết tâm, khiến em không khỏi xúc động. Có những ngày anh chỉ ngủ 2-3 tiếng, nhưng khi trở lại với công việc, anh vẫn luôn giữ thái độ lạc quan và niềm hy vọng cho tất cả mọi người.
Sự tận tụy của bác sĩ Phúc đã giúp em hiểu hơn về sự hy sinh lớn lao của những người chiến sĩ áo trắng. Nhờ có họ, hàng ngàn bệnh nhân đã được cứu sống, và cả xã hội đã vững tin hơn trong cuộc chiến chống dịch. Em rút ra bài học rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua tất cả.
Đại dịch đã qua đi, nhưng hình ảnh của bác sĩ Phúc và những chiến sĩ áo trắng vẫn in sâu trong lòng em. Họ chính là những người hùng thầm lặng, đem lại sự sống và niềm tin cho biết bao người. Em luôn trân trọng và biết ơn những đóng góp của họ và tự nhủ sẽ học tập theo tấm gương ấy để trở thành người có ích cho xã hội.
Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
I: Đọc hiểu
1- C
2- A
3- D
4- C
5- B
6- D
7- B
Câu 8:
Biện pháp tu từ được sử dụng
- Điệp từ: “Tức thì” được lặp lại ở đầu các dòng thơ, tạo nhịp điệu dồn dập và liên kết giữa các câu.
- Nhân hóa: “Suối nổi róc rách reo mừng”, “chim muông nổi hát ca vang dậy” khiến thiên nhiên trở nên sống động, có cảm xúc như con người.
Tác dụng
- Nhấn mạnh sự tươi vui, sống động của thiên nhiên khi được đánh thức.
- Gợi lên không gian tràn đầy sức sống, sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên.
Câu 9
Trong đoạn thơ, em thích nhất câu “Tức thì ngàn chim muông / Nổi hát ca vang dậy”. Câu thơ này gợi lên hình ảnh thiên nhiên rộn ràng, tươi vui, tràn đầy âm thanh và sức sống. Nó khiến em cảm nhận được sự hùng vĩ và hài hòa của thiên nhiên, như một bản giao hưởng kỳ diệu mà con người là một phần trong đó.
Câu 10
Từ bài thơ, em nhận thấy mình cần phải bảo vệ thiên nhiên bằng những việc làm nhỏ như trồng cây xanh, giữ sạch môi trường xung quanh, không xả rác bừa bãi và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người. Đó là cách để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và tạo không gian sống trong lành cho mọi người.
II: Viết
Bài thơ “Mầm non” của nhà thơ Võ Quảng đã để lại trong em những cảm xúc tươi mới và đầy hứng khởi. Từng câu thơ như một bức tranh sinh động, giản dị mà sâu sắc, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên trong sự chuyển mình từ mùa đông giá lạnh sang mùa xuân ấm áp. Hình ảnh mầm non nép mình dưới vỏ cành bàng, mắt lim dim nhìn qua kẽ lá, mang đến cảm giác bình yên và mong manh. Sự sống nhỏ bé ấy dường như đang lặng lẽ chờ đợi tín hiệu của mùa xuân để trỗi dậy.
Những dòng thơ tiếp theo miêu tả khoảnh khắc thiên nhiên bừng tỉnh khi xuân về. Tiếng chim “chíp chiu chiu”, tiếng suối róc rách và khúc hát vang dậy của muông thú làm em cảm nhận được sự sống đang ùa về, ngập tràn niềm vui và sức sống. Đặc biệt, hình ảnh mầm non bật chiếc vỏ, khoác áo màu xanh biếc đứng giữa trời xanh, khiến em nhận ra vẻ đẹp của sự sinh sôi, nảy nở trong tự nhiên. Đó không chỉ là một hành trình của mầm cây, mà còn là biểu tượng cho khát vọng vươn lên và tinh thần sống mãnh liệt.
Bài thơ đã gợi cho em tình yêu thiên nhiên sâu sắc, đồng thời nhắc nhở em phải biết trân trọng và bảo vệ môi trường sống xung quanh mình. Qua sự miêu tả tinh tế và đầy cảm xúc của nhà thơ Võ Quảng, em hiểu rằng mỗi sinh mệnh, dù nhỏ bé, đều góp phần làm nên bức tranh cuộc sống đầy màu sắc và ý nghĩa.
Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
I: Đọc hiểu
1- D
2- A
3- C
4- C
5- A
6- D
7- A
8- B
9-
10-
II: Viết
Câu 9: Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tình cảm của người con dành cho mẹ?
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã khắc họa một cách xúc động tình cảm yêu thương và trân trọng sâu sắc của người con dành cho mẹ. Qua từng câu chữ, người con thể hiện sự nhạy cảm và tinh tế khi nhận ra sự thay đổi của mẹ theo thời gian: từ mái tóc bạc trắng, tấm lưng còng, đến việc mẹ ngày càng thấp bé và yếu đi. Người con không chỉ quan sát, cảm nhận mà còn day dứt, xót xa trước sự già nua của mẹ. Đặc biệt, chi tiết miếng cau khô “khô gầy như mẹ” được nâng niu trên tay cho thấy sự yêu thương vô bờ và lòng biết ơn đối với đấng sinh thành. Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” cất lên trong đau đáu, vừa như một sự bất lực, vừa như một tiếng lòng trân quý thời gian ít ỏi còn lại bên mẹ.
Câu 10: Từ việc đọc hiểu bài thơ, em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi của người thân?
Khi đọc bài thơ và nhận ra những thay đổi của người thân, em cảm thấy vừa thương yêu vừa day dứt. Thời gian không ngừng trôi, mang theo sức khỏe và tuổi xuân của cha mẹ, ông bà – những người đã dành trọn đời mình để chăm lo cho em. Điều đó khiến em nhận ra rằng mình cần yêu thương, chăm sóc và trân trọng họ nhiều hơn khi còn có thể. Sự thay đổi của người thân nhắc nhở em về giá trị của từng khoảnh khắc bên gia đình, bởi những điều tưởng chừng như nhỏ bé, bình dị hôm nay có thể trở thành ký ức quý giá mai sau.
II: Viết
Bài văn: Kể lại sự kiện lịch sử – Lễ kỷ niệm 30/4 và sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước ta đã đi qua một bước ngoặt lịch sử quan trọng, đó là sự kiện chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh dấu sự thống nhất đất nước. Cũng vào ngày này, hơn 45 năm sau, tôi có dịp tham gia lễ kỷ niệm 30/4 tại quảng trường lớn của thành phố quê tôi. Mặc dù sự kiện không diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng cảm xúc trong tôi khi tham gia lễ kỷ niệm ấy rất khác biệt, đặc biệt là khi chứng kiến các bác cựu chiến binh, những người từng tham gia Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chia sẻ câu chuyện của họ.
Lễ kỷ niệm 30/4 diễn ra tại quảng trường, nơi mà những dải băng đỏ thắm cùng với hình ảnh của những chiến sĩ, các anh hùng liệt sĩ, được trưng bày khắp nơi. Những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió như một lời nhắc nhở về những ngày tháng gian khổ, hy sinh của ông cha ta trong cuộc chiến tranh. Trong buổi lễ, các bác cựu chiến binh đã chia sẻ về những ngày tháng ấy khi họ còn tham gia lực lượng vũ trang, chiến đấu vì lý tưởng tự do và độc lập của dân tộc. Họ kể về ngày Mặt trận Tổ quốc ra đời và vai trò của tổ chức này trong việc đoàn kết các lực lượng, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu chuyện của các bác làm tôi cảm thấy vô cùng xúc động, bởi tôi hiểu rõ hơn sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, đã làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Các bác đã cống hiến tuổi xuân, xương máu để hôm nay đất nước ta có thể phát triển, mạnh mẽ và tự do. Mặc dù họ không phải là những người được nhắc đến trong sách giáo khoa nhiều, nhưng những câu chuyện sống động, những trải nghiệm mà họ chia sẻ đã cho tôi thấy tầm quan trọng của sự đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước.
Nhìn các bác, tôi cảm nhận được sức mạnh tinh thần và lòng kiên cường của dân tộc Việt Nam. Bài học lớn nhất tôi rút ra từ những câu chuyện của họ chính là: phải luôn ghi nhớ và tri ân những người đã hy sinh vì hòa bình và độc lập của tổ quốc, đồng thời biết trân trọng những gì mình đang có, góp phần xây dựng đất nước vững mạnh.
Ngày lễ kỷ niệm 30/4 không chỉ là dịp để chúng ta tưởng nhớ về một mốc son lịch sử, mà còn là dịp để mỗi người dân Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, cống hiến sức mình vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Việc tham khảo và luyện tập với các đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Văn lớp 7 không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc bài thi mà còn góp phần cải thiện tư duy và kỹ năng làm bài. Hy vọng rằng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích, đồng hành cùng các em trên hành trình chinh phục môn Văn, từ đó đạt được kết quả học tập tốt nhất. Chúc các em thành công trong kỳ thi sắp tới!