Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1

Hướng dẫn soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

ĐỌC VĂN BẢN

Nội dung chính: là tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương, đất nước. Qua bức tranh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng, tác giả đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến của mình đối với quê hương, đất nước.

SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi: 

Câu 1: (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm nhận bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay, giàu cảm xúc. Bài thơ đã thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương, đất nước.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em càng hiểu và cảm nhận được sâu sắc hơn vẻ đẹp của bài thơ Đường núi. Bài viết của Vũ Quần Phương đã giúp em hiểu rõ hơn về những giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Câu 2: (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Bài bình thơ đã chỉ ra những giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi một cách sâu sắc và tinh tế. Bài bình thơ có nhiều ý kiến, nhận xét mang tính gợi mở, bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu đã giúp em suy nghĩ sâu sắc hơn về bài thơ. Thông bài tác phẩm em không chỉ giúp em thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, con người nơi núi rừng mà sâu trong nó còn nói về tình cảm quê hương, đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Câu 3: (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Người bình thơ Vũ Quần Phương đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi qua những cách sau: 

– Thấy được rằng, bài thơ Đường núi không chỉ là một bài thơ tả cảnh mà còn là một bài thơ trữ tình.

– Đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính gợi mở, giúp người đọc suy nghĩ sâu sắc hơn về bài thơ.

=> Tác dụng: Theo em, sự đồng cảm của người bình thơ đối với bài thơ có ý nghĩa quan trọng. Sự đồng cảm này giúp người bình thơ hiểu sâu sắc và tinh tế hơn những giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Câu 4: (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.” bởi vì Nguyễn Đình Thi đã tài tình vẽ nên cảm xúc của mình vào trong câu thơ từ đó tạo thêm điểm nhấn cho bức tranh về thiên nhiên nhỏ. Dường như mọi thứ qua ngòi bút của ông đều trở nên có hồn, có sức hút hơn cả. Từ đó lôi cuốn chính những độc giả đắm chìm các cung bậc cảm xúc của họ vào sự sinh động của bức tranh đó. 

Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

– Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm ý kiến: Bài thơ Đường núi không chỉ là một bài thơ tả cảnh mà còn là một bài thơ trữ tình.

Giải thích: Mặc dù ý kiến này đã được Vũ Quần Phương đề cập đến trong bài viết của mình. Tuy nhiên, em muốn bổ sung thêm rằng, bài thơ Đường núi không chỉ đơn thuần là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên, con người nơi núi rừng mà còn là một bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết, gắn bó của tác giả đối với quê hương, đất nước.

 

Với những hướng dẫn soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.