Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa – ngữ văn 7 tập 2 – Cánh Diều

Hướng dẫn soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa – ngữ văn 7 tập 2 – Cánh Diều chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

  1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Một số phương tiện được nói đến trong bài như:

+ Thuyền: được đóng từ các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước.

+ Bè, mảng: được xếp bởi nhiều thân tre có kích cỡ vừa phải.

+ Thuyền độc mộc đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn.

+ Xe quệt trâu kéo: được đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.

+ Ngựa

+ Sức voi

+ Thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên: được làm bằng các loại gỗ nhẹ, xốp, dai, ít nứt, chịu được nước. Tiết diện ngang của những cây gỗ làm thuyền có khi tới cả mét, chiều dài dăm, bảy, thậm chí chục mét, tùy theo từng tộc người.

  1. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về một số phương tiện di chuyển và vận chuyển được sử dụng bởi các dân tộc thiểu số ngày xưa.

 

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Văn bản triển khai thông tin theo hướng chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Thuyền: người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống.

– Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc

– Thuyền đuôi én: người Thái, người Kháng, người La Ha

– Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà

– Xe quệt trâu kéo: người Xán Dìu

– Ngựa: người Mông

– Voi: người Gia-rai, Ê-đê, Mông

– Thuyền độc mộc: cư dân Tây Nguyên

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Thuyền: cư dân sống ven sông Đà, sông Mã, sông Lam.

– Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc

– Thuyền đuôi én: người dân sống ven sông Đà

– Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà

– Ngựa: cư dân sống ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng

– Voi: người dân tộc Tây Nguyên

– Thuyền độc mộc: cư dân Tây Nguyên dùng để đi lại trên sông

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Người Tây Nguyên sử dụng những phương tiện vận chuyển là sức voi, sức ngựa và thuyền độc mộc.

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

       Thực hiện việc liệt kê tên các tài liệu tham khảo ở phần cuối bài viết đồng nghĩa với việc xác nhận tính khoa học và độ tin cậy của nội dung được trình bày. Bằng cách này, người đọc có thể tin tưởng vào sự đều đặn và chính xác của thông tin được truyền đạt, vì nó được nghiên cứu và kiểm chứng từ nhiều nguồn độc lập. Việc tham khảo đa dạng giúp bài viết trở nên phong phú, mang lại sự sâu rộng và toàn diện về chủ đề, đồng thời cũng tạo ra sự chuyên sâu và đáng tin cậy. Điều này giúp xây dựng niềm tin và sự hiểu biết sâu sắc cho độc giả, giúp họ có cái nhìn tổng thể và rõ ràng về nội dung bài viết.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

– Bài viết “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” là nguồn thông tin quan trọng, cung cấp cái nhìn tổng quan về các phương tiện di chuyển mà các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong quá khứ. Nội dung của văn bản tập trung vào mô tả đa dạng và độ phong phú của các loại phương tiện này, từ thuyền, bè, mảng đến thuyền đuôi én, thuyền độc mộc đuôi én, xe quệt trâu kéo, ngựa, voi, thuyền độc mộc, và cách mỗi dân tộc sử dụng chúng tùy thuộc vào đặc điểm địa lý và văn hóa của họ.

Phương tiện vận chuyển của dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa:

  • Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc:
  • Thuyền
  • Thuyền đuôi én
  • Thuyền độc mộc đuôi én
  • Xe quẹt trâu
  • Ngựa
  • Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên
  • Sức ngựa, sức voi
  • Thuyền độc mộc

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

– Tác giả đã triển khai thông tin thành các mục nhỏ để giới thiệu về các phương tiện vận chuyển.

– Tác dụng: nội dung được trình bày một cách khoa học, rõ ràng, giúp người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin.

Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

– Những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:

+ Thuyền: được đóng từ các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước.

+ Bè, mảng: được xếp bởi nhiều thân tre có kích cỡ vừa phải.

+ Thuyền độc mộc đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn.

+ Xe quệt trâu kéo: được đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.

+ Ngựa

+ Sức voi

+ Thuyền độc mộc, một phương tiện vận chuyển truyền thống của người dân Tây Nguyên, được mô tả như một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật cao và tinh tế. Người dân Tây Nguyên chế tạo thuyền này từ các loại gỗ nhẹ, xốp, dai, có khả năng chống nước tốt và ít nứt nẻ. Điều này không chỉ đảm bảo tính nhẹ nhàng mà còn tăng tính bền bỉ và độ chịu nước của thuyền.Tiết diện ngang của những cây gỗ làm thuyền có thể đạt đến cả mét, tùy thuộc vào từng tộc người và mục đích sử dụng cụ thể.

Chúng được sử dụng nhằm vận chuyển người và vận chuyển hàng hóa, phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

Việc trích dẫn và ghi chép tên các tài liệu tham khảo trong văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ tin cậy và chất lượng của thông tin. Thông qua việc này, người đọc và người nghe có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin đáng tin cậy, được nghiên cứu và kiểm chứng từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này không chỉ làm phong phú thêm nội dung của bài viết mà còn giúp tạo ra một bức tranh toàn diện và chân thật về phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

Các tài liệu tham khảo này không chỉ là nguồn kiến thức đáng tin cậy mà còn là bằng chứng hỗ trợ cho những khẳng định và mô tả được trình bày trong văn bản. Việc này tạo ra sự thuyết phục, giúp người đọc xây dựng niềm tin và hiểu biết sâu sắc về chủ đề được thảo luận. Tóm lại, việc trích dẫn tài liệu tham khảo là một cách hiệu quả để làm giàu nội dung và đảm bảo tính khoa học của bài viết, đồng thời tạo nên sự thuyết phục và phong phú cho người đọc.

Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

– Các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay như xe ngựa, xe máy, xe đạp, thuyền, ô tô…

– Các phương tiện được sử dụng hiện nay của các dân tộc thiểu số có sự được cải tiến và hiện đại hơn như ô tô, thuyền cỡ lớn, xe máy. Sự thay đổi này là nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và những chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ, tăng cường phát triển kinh tế của vùng các dân tộc thiểu số.

Với những hướng dẫn soạn bài Tôi đi học chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.