Soạn bài Thực hành tiếng việt (tr 62) – ngữ văn 7 tập 2- sách Cánh Diều

Hướng dẫn soạn bàiThực hành tiếng việt (tr 62) – ngữ văn 7 tập 2- sách Cánh Diều chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

  1. Từ Hán Việt: thanh cao – chỉ sự trong sạch, công chính liêm minh

thanh: chỉ sự liêm khiết

cao: chỉ sự vượt trội hơn so với bình thường

  1. Từ Hán Việt: khai hoang – chỉ sự mở rộng, khám phá ra vùng đất mới.

khai: mở

hoang: vùng đất đá, chưa ai biết đến

  1. Từ Hán Việt: nông dân – người làm nghề tay chân gắn với ruộng đất

nông: nông nghiệp, nghề làm ruộng

dân: người

  1. Từ Hán Việt: bất khuất – chỉ sự không chịu khuất phục

bất: không

khuất: sự không vững vàng, dễ đổi thay.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

  1. giác 1: góc, cạnh

giác 2: chỉ sự cảm nhận, nhận diện

  1. lệ 1: quy tắc, quy định

lệ 2: đẹp, hoàn mỹ

  1. thiên 1: chỉ sự nhiều

thiên 2: chỉ trời

  1. trường 1: dài

trường 2: một vùng, nơi tụ tập

Câu 3 (trang 62, 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

– Về nhà, ông lão đem câu chuyện kể cho vợ nghe.

– Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

– Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

– Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa

– Các tiết mục của đội văn nghệ nhi đồng thành phố được cổ vũ nhiệt liệt.

Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.

Bài văn tham khảo

Hình ảnh cây tre Việt Nam được mô tả trong tản văn “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới là một biểu tượng tuyệt vời, thể hiện mối liên kết mạnh mẽ và ý nghĩa sâu sắc với người dân Việt Nam. Trong tác phẩm này, cây tre không chỉ đơn thuần là một loại cây, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và tâm hồn của người Việt.

Người dân Việt Nam coi cây tre như một người bạn đồng hành, một đồng minh chiến đấu. Sự gắn bó mật thiết giữa cây tre và người nông dân Việt Nam được thể hiện qua hình ảnh cây tre cùng tham gia sản xuất, đồng lòng với người dân trong mọi hoàn cảnh. Cây tre không chỉ là nguồn gỗ quan trọng, mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và sự đoàn tụ của cộng đồng.

Ngoài ra, cây tre còn là biểu tượng cho bản tính cương trực, ngay thẳng, và tinh thần kiên trung của người dân Việt Nam. Thép Mới đã tận dụng hình ảnh của cây tre để tôn vinh những phẩm chất đạo đức, truyền thống lâu dài của con người Việt Nam. Sự đẹp đẽ của cây tre không chỉ nằm ở hình thức ngoại hình mà còn là sự thanh cao và tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt. Hình ảnh này góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm huyết và lòng tự hào về đất nước, về con người Việt Nam.

Cương trực: chỉ sự ngay thẳng, chính trực, cứng rắn

Kiên trung: thể hiện một tinh thần kiên định, tuyệt đối trung thành.

Với những hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng việt (tr 62) – ngữ văn 7 tập 2- sách Cánh Diều chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.