Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B- Ngữ văn 9 tập 2 – Kết nối tri thức, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 2

Phiếu học tập số 1

1.Đọc

Đọc văn bản

Đọc hiểu văn bản: Bến đò trưa hè – Anh Thơ (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

Thực hiện các yêu cầu bên dưới

Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu hỏi 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ “Bến đò trưa hè” thuộc thể thơ nào?

  1. Thơ sáu chữ
  2. Thơ bảy chữ
  3. Thơ tám chữ
  4. Thơ tự do

Trả lời

Chọn đáp án C.

Câu hỏi 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những yếu tố nào giúp em nhận biết được thể thơ của bài thơ “Bến đò trưa hè”?

  1. Số chữ trong các dòng thơ
  2. Số khổ trong bài thơ
  3. Cách ngắt nhịp của dòng thơ
  4. Cách gieo vần trong bài thơ

Trả lời

Chọn đáp án A.

Câu hỏi 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi

  1. Đảo ngữ
  2. So sánh
  3. Nói giảm nói tránh
  4. Nhân hóa

Trả lời

Chọn đáp án D.

Câu hỏi 4 (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dòng nào liệt kê các từ láy được dùng trong bài thơ?

  1. Rộng rãi, uể oải, vắng lặng, tăm hơi
  2. Rộng rãi, uể oải, vắng lặng, vòi vọi
  3. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, tăm hơi
  4. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, xa xa

Trả lời

Chọn đáp án D.

Câu hỏi 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dòng nào nêu đúng nội dung cảm xúc của bài thơ?

  1. Cảm xúc phấn chấn trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống.
  2. Cảm xúc đượm buồn trước cảnh sắc nơi thôn dã
  3. Cảm xúc bi thiết trước thiên nhiên và đời sống con người
  4. Cảm xúc buồn thương trước cảnh sắc nơi thôn dã

Trả lời

Chọn đáp án B.

Trả lời câu hỏi.

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ có bố cục như thế nào?

Trả lời

– Bố cục: 3 phần tương ứng với 3 khổ thơ.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phong cảnh làng quê Việt Nam một thời được khắc họa rõ nét nhất qua những hình ảnh nào trong bài thơ?

Trả lời

– Phong cảnh làng quê Việt Nam một thời được khắc họa rõ nét nhất qua những hình ảnh: Đa ngâm rễ; Trong quán nước ẩn hàng bên giậu duối; ngồi nghe vòi vọi; Dắt ngựa chờ rong.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè gợi cho em ấn tượng gì?

Trả lời

Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè gợi cho em một hình ảnh làng quê yên bình, tĩnh lặng. Dòng sông trôi êm đềm dưới ánh nắng vàng rực rỡ, bến đò lặng lẽ với mái chèo khua nhẹ trên mặt nước. Những tán cây xanh rợp bóng, tiếng chim hót ríu rít vang vọng khắp không gian, như tô điểm thêm vẻ đẹp thanh bình của làng quê. Cánh đồng lúa trải dài, xa xa là những ngôi nhà mái tranh đơn sơ, tất cả gợi lên trong em cảm giác ấm áp, thân thuộc, và nỗi nhớ da diết về những ngày tháng bình yên nơi quê nhà.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đặc điểm của bức tranh thiên nhiên và nhịp sống của con người trong bài thơ?

Trả lời

Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên và nhịp sống con người trong bài thơ thể hiện sự gắn kết chặt chẽ và hài hòa. Không gian buổi trưa hè ở bến đò là khoảng thời gian mà con người thường dành cho việc nghỉ ngơi sau những hoạt động buổi sáng. Chính vì vậy, các hoạt động sinh hoạt giảm dần, con người trở nên ít di chuyển hơn, khiến cho khung cảnh xung quanh cũng lặng lẽ, im ắng theo. 

Sự tĩnh lặng của thiên nhiên không chỉ phản ánh mà còn nhấn mạnh nhịp sống yên bình, chậm rãi của con người. Thiên nhiên và con người dường như đồng điệu, cùng nhau hòa quyện tạo nên một bức tranh làng quê tĩnh tại, yên ả, gợi lên cảm giác thư thái và thanh thản trong lòng người.

Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và đời sống con người được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời

– Tình cảm của tác giả không được bộc lộ trực tiếp ra nhưng nó chứa đựng trong từng câu thơ, qua việc miêu tả chi tiết những hình ảnh của làng quê, từng cử chỉ hoạt động của con người cũng được tác giả thể hiện rõ nét. Từ đó thấy được tình cảm thiết tha yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh làng quê Việt Nam.Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 3

2.Viết

Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Bến đò trưa hè ở phần Đọc.

Trả lời

Anh Thơ được biết đến như một nhà thơ của đồng quê và làng núi Việt Nam. Tuổi thơ của bà gắn bó sâu sắc với phong cảnh làng quê yên bình, và chính những trải nghiệm đó đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn chương của bà. Nhờ tình yêu sâu sắc đối với cảnh sắc quê hương, Anh Thơ đã viết tác phẩm Bến đò trưa hè, để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.

Bài thơ được trình bày bằng thể thơ tám chữ với ngôn ngữ bình dị, gần gũi, phản ánh khung cảnh làng quê yên tĩnh và vắng lặng. Dòng sông trong bài thơ hiện lên với sự tĩnh tại, hòa quyện với mây, trời, sông, và nắng, tạo nên một không gian đa chiều và giàu cảm xúc. Dòng sông được hình tượng hóa như một con người “đọng nắng đứng không trôi”, dường như đồng cảm với nỗi buồn của bầu trời xanh.

Bài thơ cũng làm nổi bật mối liên hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người. Những hình ảnh như cây đa, bến nước, con đò, và quán ven đê đều là những cảnh vật quen thuộc của làng quê và của những người nông dân chân chất. Không gian buổi trưa hè tại bến đò, khi con người cần nghỉ ngơi và ít hoạt động, khiến cho cảnh vật xung quanh trở nên im ắng và lặng lẽ. Điều này không chỉ phản ánh sự yên tĩnh của thiên nhiên mà còn bộc lộ tình yêu thiên nhiên và quê hương sâu đậm của tác giả.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 4

3.Nói và nghe

Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tiến hành cuộc phỏng vấn ngắn về một trong những vấn đề sau:

– Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn con người?

– Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc?

– Thơ có còn sức hút bạn đọc trong thời đại công nghệ số và các phương tiện nghe – nhìn?

Trả lời

Bài tham khảo 1:

Phóng viên (PV): Bạn hiểu thế nào về quê hương?

Bạn học sinh: Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, gắn bó với những kỷ niệm đẹp. Mỗi quê hương có bản sắc riêng, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta.

PV: Quê hương có ý nghĩa gì với bạn?

Bạn học sinh: Quê hương như một người mẹ, là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ và bảo vệ chúng ta suốt đời. Đó là điều quý giá không thể thiếu.

PV: Hành trang khi rời xa quê hương là gì?

Bạn học sinh: Cần mang theo ước mơ và khát vọng, giữ tình yêu quê hương sâu sắc, và hướng về quê hương để giúp đỡ khi thành công.

PV: Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Chúc bạn thành công trong học tập và giúp quê hương phát triển.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 11

Bài tham khảo 2:

Phóng viên (PV): Bạn hiểu thế nào về công dân toàn cầu?

Bạn học sinh: Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia, không bị rào cản địa lý hay văn hóa.

PV: Khó khăn khi trở thành công dân toàn cầu là gì?

Bạn học sinh: Rào cản về ngôn ngữ và kỹ năng mềm là những khó khăn chính.

PV: Ý kiến của bạn về việc hòa nhập nhưng không hòa tan?

Bạn học sinh: Tôi đồng ý. Hòa nhập để tiếp thu nền văn minh mới, nhưng vẫn giữ bản sắc riêng của quê hương.

PV: Cảm ơn bạn. Mong rằng bạn sẽ luôn giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập.

Bài tham khảo 3:

Phóng viên (PV): Bạn thường đến thư viện để tìm gì?

Bạn đọc: Tôi thường tìm tài liệu không có trên Internet.

PV: Bạn có đọc thơ không?

Bạn đọc: Tôi vẫn đọc thơ và các tác phẩm kinh điển, đặc biệt là của các tác giả trẻ.

PV: Theo bạn, thơ có còn sức hút trong thời đại công nghệ số không?

Bạn đọc: Thơ hiện nay ít được đọc hơn vì các bạn trẻ dành nhiều thời gian cho game và mạng xã hội.

PV: Hệ lụy của việc này là gì?

Bạn đọc: Sự thiếu hụt cảm xúc và vốn sống, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Chúng ta sẽ mất đi sự nhạy cảm với những áng thơ hay.

PV: Cảm ơn bạn. Hy vọng các bạn trẻ sẽ tích cực đọc thơ và sách hơn.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 5

Phiếu học tập số 2

1.Đọc

Đọc văn bản

Đọc văn bản: Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình – Ma-la-la Y-u-xa-phơ-dây (Malala Yousafzal) (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

Thực hiện các yêu cầu bên dưới

* Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định loại văn bản của bài đọc.

  1. Văn bản thông tin
  2. Văn bản nghị luận
  3. Văn bản văn học

Trả lời

Chọn đáp án B.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề chính mà bài phát biểu đề cập đến là gì?

  1. Quyền con người của cả nam và nữ nói chung
  2. Quyền bình đẳng về cơ hội của phụ nữ trong các lĩnh vực
  3. Quyền được sống trong hòa bình của mọi người
  4. Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình

Trả lời

Chọn đáp án D.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người trình bày vấn đề xác định tư cách, vị thế nào để nêu ý kiến?

  1. Một cá nhân vị xâm phạm nhân quyền cần cất lên tiếng nói của mình.
  2. Một người đại diện cho tất cả những người cần được bảo vệ nhân quyền.
  3. Một người phụ nữ bị áp bức, bị tước đoạt quyền học tập cần bảo vệ chính mình.
  4. Một người dân Pa-ki-xtan bị xâm phạm nhân quyền, cần đấu tranh.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Mục đích chính của người nói được thể hiện trong đoạn trích trên là gì?

  1. Nêu rõ trước Liên hợp quốc vấn đề vi phạm nhân quyền với phụ nữ và trẻ em và sự cần thiết phải hành động để bảo vệ những quyền đó.
  2. Trình bày rõ vấn đề quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em đang bị xâm phạm, kêu gọi hành động để bảo vệ quyền đó.
  3. Kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và Liên hợp quốc hành động, thay đổi chính sách vì quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em.
  4. Tố cáo thực trạng xâm phạm quyền học tập và quyền sống của phụ nữ và trẻ em ở các nước chậm phát triển trên thế giới.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Câu 5 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ thể hiện ở các từ in đậm trong câu “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng”.

  1. So sánh
  2. Hoán dụ
  3. Nhân hóa
  4. Ẩn dụ

Trả lời

Chọn đáp án D.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đối tượng hướng tới để tác động của văn bản là những người hoặc tổ chức nào?

Trả lời

– Đối tượng hướng tới để tác động của văn bản là các nhà lãnh đạo thế giới và Liên Hợp quốc.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người trình bày đã dùng những yếu tố nào để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục?

Trả lời

– Người trình bày đã dùng những yếu tố lí lẽ và bằng chứng để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục:

+ Thực trạng khủng bố đã xảy ra với chính người phát biểu và với những người dân thường ở Pa-ki-xtan và một số nước khác trên thế giới: “những kẻ khủng bố đã bắn vào bên trái trán tôi”, “họ cũng bắn vào các bạn tôi”, “họ đã giết 14 sinh viên trường y vô tội”, “họ giết hại nhiều nữ giáo viên và các nhân viên tiêm vác-xin sởi ở Khi-bơ Pa-khun-khơ-ta-va”,…

+ Hậu trả nghiêm trọng của nạn khủng bố đối với phụ nữ và trẻ em: “Nghèo đói, thiếu tri thức, bị đối xử bất công và bị tước đoạt các quyền con người cơ bản là những vấn nạn chính mà cả nam giới và phụ nữ phải đối mặt.”.

+ Người phát biểu bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ, quan điểm với thực trạng và hậu quả nói trên: “Tôi không chỉ nói cho riêng mình mà còn cho cả những người không được lên tiếng. Họ cần được lắng nghe.”; “Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi, ngoại trừ một điểu: sự yếu đuối. sợ hãi và tuyệt vọng đã không còn tồn tại trong tôi.”…

Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề cần được trình bày được triển khai trong các phần của văn bản như thế nào? Nêu rõ mục đích và ý chính của từng phần.

Trả lời

– Triển khai trong các phần:

+ Phần 1: Đưa ra vấn đề về nhân quyền.

+ Phần 2: Tiếng nói không chỉ đại diện của nhân vật tôi mà còn của rất nhiều người khác.

+ Phần 3: Những minh chứng cụ thể của việc nhân quyền đang không được đảm bảo.

+ Phần 4: Kêu gọi mọi người đấu tranh và những người lãnh đạo cần quan tâm và bảo vệ.

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong phần 3 của văn bản, tác giả cho rằng “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng”. Theo em vấn đề này được nêu như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời

– Theo em, vấn đề này hoàn toàn đúng.

– Vì nếu như chúng ta luôn sống trong hòa bình, yên ổn (ánh sáng) chúng ta sẽ không biết quý trọng giữ gìn nó, nhưng đến khi chiến tranh kéo tới, con người phải sống trong bất ổn, sợ hãi (bóng tối) chúng ta mới nhận ra việc hòa bình, ổn định quan trọng tới mức nào. Lúc đó chúng ta mới quý trọng thứ “ánh sáng” đó.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 6

2.Viết

Câu hỏi (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Lựa chọn một trong những vấn đề sau để viết bài văn nghị luận xã hội:

– Việc học tập có thực sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới?

– Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hoà bình?

Trả lời

Bài tham khảo 1: 

Học tập luôn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Xã hội ngày càng coi trọng việc học tập, và ngày nay, việc học đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của học tập, chúng ta cần xem xét vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trước tiên, học tập là quá trình tiếp nhận và phát triển tri thức. Khi một đứa trẻ sinh ra, nó bắt đầu cuộc hành trình học hỏi từ những điều cơ bản nhất như việc lẫy, bò, rồi đến việc đọc, viết. Việc học không chỉ dừng lại ở giai đoạn tiểu học hay trung học mà là một quá trình suốt đời. Trong cuộc sống, không ngừng học hỏi giúp con người mở rộng hiểu biết, phát triển bản thân và thích nghi với những thay đổi của xã hội.

Khi trưởng thành, kiến thức cơ bản từ trường học chỉ là nền tảng. Để đáp ứng yêu cầu công việc và thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, mỗi cá nhân cần phải tiếp tục học tập. Việc học tập liên tục giúp con người không bị tụt hậu, không ngừng cải thiện khả năng và đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi,” điều này nhấn mạnh rằng học tập là một quá trình không có điểm dừng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của học tập. Một số học sinh có xu hướng lơ là việc học, hoặc học chỉ để đối phó. Đặc biệt, ở những nơi mà điều kiện học tập còn khó khăn, nhiều trẻ em không có cơ hội đến trường, phải sống trong hoàn cảnh nghèo đói, hoặc phải làm việc nặng nhọc để sinh tồn. Những trẻ em này thường không có cơ hội để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình, điều này không chỉ làm giảm cơ hội của chúng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Học tập không chỉ giúp cá nhân phát triển mà còn góp phần xây dựng xã hội. Khi mỗi người được học tập đầy đủ, họ sẽ có khả năng đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, giúp xã hội phát triển bền vững. Việc học cũng giúp trẻ em có khả năng suy nghĩ phản biện, đưa ra những quyết định đúng đắn và tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội.

Tóm lại, học tập là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Nó không chỉ giúp cá nhân phát triển và trưởng thành mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Việc học cần được coi trọng và khuyến khích, không chỉ trong phạm vi cá nhân mà còn trong cả cộng đồng và xã hội.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 7

Bài tham khảo 2:

Trẻ em là những thế hệ tương lai của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Để trẻ em có thể phát triển toàn diện, họ cần được bảo vệ và có cơ hội học tập trong môi trường hòa bình. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trẻ em trên thế giới vẫn phải đối mặt với các nguy cơ như chiến tranh, đói nghèo, và phân biệt chủng tộc, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và sự phát triển của các em.

Chiến tranh là một trong những nguyên nhân chính làm cho hàng triệu trẻ em trở thành nạn nhân. Những cuộc xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới đã cướp đi cuộc sống bình yên của trẻ em, đẩy các em vào tình cảnh khốn khó và bất an. Ví dụ, trẻ em ở các vùng chiến sự như Afghanistan, Syria hay Iraq phải sống trong điều kiện thiếu thốn, thường xuyên chứng kiến bạo lực và mất mát. Sự bất ổn chính trị không chỉ khiến các em mất đi cơ hội học tập mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và sự phát triển của các em.

Bên cạnh chiến tranh, đói nghèo và khủng hoảng kinh tế cũng là những yếu tố nghiêm trọng ảnh hưởng đến trẻ em. Nhiều trẻ em ở các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn về thực phẩm, nước sạch và dịch vụ y tế. Sự nghèo đói không chỉ khiến các em không có điều kiện học tập mà còn làm tăng nguy cơ bị bóc lột, lao động trẻ em và không được chăm sóc đầy đủ.

Phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính cũng là những vấn đề nghiêm trọng. Nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số hoặc nhóm dễ bị tổn thương, không được tiếp cận với cơ hội giáo dục và phát triển như những trẻ em khác. Điều này không chỉ làm giảm cơ hội phát triển cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự công bằng xã hội.

Để giải quyết những vấn đề này, cần có sự hợp tác và nỗ lực từ cộng đồng quốc tế. Các tổ chức quốc tế, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cần làm việc cùng nhau để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đảm bảo các em có cơ hội học tập và phát triển trong môi trường hòa bình. Mỗi cá nhân cũng nên nhận thức và hành động để giúp đỡ những trẻ em kém may mắn hơn, bằng cách tham gia các hoạt động từ thiện, ủng hộ các tổ chức bảo vệ trẻ em và nâng cao nhận thức về quyền lợi của trẻ em.

Tóm lại, việc bảo vệ trẻ em và đảm bảo cho các em có cơ hội học tập trong môi trường hòa bình là trách nhiệm của toàn xã hội. Chỉ khi trẻ em được bảo vệ, có cơ hội học tập và phát triển trong một môi trường hòa bình, chúng mới có thể trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng một thế giới công bằng và văn minh.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 8

3.Nói và nghe

Câu hỏi (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập về một trong những vấn đề sau:

– Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi người như thế nào?

– Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hoà bình?

Trả lời

Bài tham khảo 1: Thảo luận về vấn đề “Giáo dục có thực sự làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người?”

Người chủ trì: Chào tất cả các bạn. Mình tên là [Tên]. Học lớp [Lớp] trường [Trường]. Mình là người chủ trì của nhóm [Tên nhóm]. Hôm nay, nhóm của mình sẽ thảo luận về vấn đề: Giáo dục có thực sự làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia và dân tộc. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục – đào tạo được xem là chính sách quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Bạn thứ nhất: Giáo dục là hình thức học tập phổ biến nhất của con người, giúp chúng ta tiếp thu tri thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó bao gồm cả kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, kinh nghiệm của người đi trước và những thói quen được hình thành dưới sự giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo hoặc nghiên cứu.

Bạn thứ hai: Hồ Chủ tịch đã từng dạy rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chúng ta không thể chiến thắng kẻ thù và thay đổi vận mệnh dân tộc nếu chúng ta “yếu” hơn họ về tri thức. Điều đó buộc chúng ta phải tìm kiếm sự giáo dục. Bản thân Bác cũng là người đi tìm kiếm sự giáo dục cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân và đế quốc.

Bạn thứ ba: Giáo dục mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu, cung cấp nguồn tri thức vô tận, mở mang hiểu biết và giúp xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Người ham học hỏi là người luôn hoàn thành bài tập một cách hoàn thiện và không ngừng tìm tòi, học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết và có ý thức vươn lên trong học tập.

Các ý kiến khác: [Các bạn khác đưa ra ý kiến và ví dụ cụ thể về sự ảnh hưởng của giáo dục đến cuộc sống cá nhân và xã hội.]

Người chủ trì: Như vậy, sau khi nghe ý kiến từ các bạn, mình xin tổng hợp lại như sau: Dù bất kỳ thời đại nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của giáo dục. Mọi quốc gia đang trên đà xây dựng và phát triển cần lấy giáo dục làm nòng cốt để đào tạo những con người ưu tú, biết cống hiến và xây dựng đất nước. Chúng ta cần học hỏi nhiều hơn nữa để giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội; luôn ý thức về sự hoàn thiện và phát huy kiến thức để sáng tạo cái mới trong công việc và nghề nghiệp. Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia thảo luận!

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 9

Bài tham khảo 2: Thảo luận về vấn đề “Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?”

Người chủ trì: Chào tất cả các bạn. Mình tên là [Tên]. Học lớp [Lớp] trường [Trường]. Mình là người chủ trì của nhóm [Tên nhóm]. Hôm nay, nhóm của mình sẽ thảo luận về vấn đề: Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?

Bạn thứ nhất: Theo ước tính của Liên hợp quốc, hiện nay có khoảng 400 triệu trẻ em trên toàn cầu sống trong xung đột hoặc phải chạy trốn khỏi các khu vực xung đột. Nhiều em đang bị thương, bị giết hoặc bị xâm hại tình dục. Liên hợp quốc đã xác minh hơn 315 nghìn vụ vi phạm nghiêm trọng về quyền trẻ em ở các khu vực có xung đột từ năm 2005 đến năm 2022.

Bạn thứ hai: Bên cạnh xung đột, trẻ em còn đối mặt với nhiều thách thức khác như biến đổi khí hậu và tác động từ các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. UNICEF ước tính khoảng 1 tỷ trẻ em trên thế giới đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm gia tăng các nguy cơ như khan hiếm nước, bệnh tật, ô nhiễm không khí và thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Bạn thứ ba: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia. Trẻ em không chỉ là thế hệ tương lai mà còn là nguồn lực phát triển chính của mỗi quốc gia. Chúng ta cần yêu thương, chăm sóc và bảo vệ để trẻ em được phát triển toàn diện nhất.

Các ý kiến khác: [Các bạn khác đưa ra ý kiến về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện học tập hòa bình cho trẻ em.]

Người chủ trì: Như vậy, sau khi nghe ý kiến từ các bạn, mình xin tổng hợp lại như sau: Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế. Các quyền của trẻ em cần được tôn trọng và thực hiện đầy đủ. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một cách hiệu quả góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia thảo luận!

Soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B 10

Với những hướng dẫn soạn bài Ôn tập học kì 2 phần B- Ngữ văn 9 tập 2 – Kết nối tri thức như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.