Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng

Hướng dẫn soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Sau khi đọc

Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng - 2

Nội dung chính: Cách Xuân Diệu triển khai luận đề một cách độc đáo trong bài thơ “Vội vàng.”

Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 57)

Căn cứ vào nhan đề bài viết, hãy xác định luận đề của bài nghị luận.

Gợi ý trả lời:

Luận đề: Cách Xuân Diệu triển khai luận đề một cách độc đáo trong bài thơ “Vội vàng”.

Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 57)

Trong bài nghị luận, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Nêu mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Gợi ý trả lời:

Các luận điểm:

  • Luận điểm 1: Kế thừa và phát triển tư tưởng đã có trong văn học.Luận điểm 2: Sự 
  • cá biệt hóa và nét độc đáo của Xuân Diệu trong cách thể hiện.

=> Nhận xét: Các luận điểm được liên kết chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau, cùng nhau làm sáng tỏ ý nghĩa và giá trị của bài phê bình về bài thơ “Vội vàng”.

Câu hỏi 3: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 57)

Xác định các lý lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm được trình bày trong phần (4).

Gợi ý trả lời:

Lý lẽ và bằng chứng được sử dụng:

  • Ý thức về cái tôi cá nhân trong văn học phương Tây và quan niệm cổ điển phương Đông, với dẫn chứng từ thơ của Lý Bạch, Tô Thức, và Nguyễn Trãi.
  • Hình tượng hóa luận đề qua việc sử dụng các hình ảnh sống động của cuộc đời, sự chuyển biến cảm xúc, khẳng định cái tôi bản ngã, và thủ pháp liệt kê để thể hiện nỗi say mê, chuếnh choáng,…

Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng - 3

Câu hỏi 4: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 57)

Trong bài nghị luận, tác giả có nêu ý kiến nhận xét trái chiều. Đó là ý kiến nào? Việc nêu ý kiến đó có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

  • Ý kiến trái chiều: Tác giả không đồng tình với quan điểm đánh đồng giá trị thẩm mỹ cá biệt, đích thực của bài thơ với giá trị luận đề mà bài thơ chứng minh.
  • Tác dụng: Việc nêu ý kiến trái chiều này giúp nhấn mạnh luận điểm mà tác giả muốn khẳng định, đó là sự cá biệt hóa và nét độc đáo riêng của Xuân Diệu trong thơ ca.

Câu hỏi 5: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 57)

Thông qua bài nghị luận trên, em thấy tác giả có ý kiến như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu? Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

  • Ý kiến của tác giả về quan niệm sống của Xuân Diệu: Tác giả bày tỏ sự đồng cảm và đánh giá cao quan niệm sống của Xuân Diệu. Ông cho rằng con người nên tận hưởng trọn vẹn những niềm vui trong cuộc sống, bởi cuộc đời ngắn ngủi, tuổi trẻ có hạn mà thời gian thì trôi qua nhanh chóng như dòng nước xiết.
  • Ý kiến cá nhân: Em hoàn toàn tán thành quan điểm này, vì thời gian trôi qua rất nhanh, nếu không biết trân trọng và tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống, chúng ta có thể sẽ phải hối tiếc về sau.

Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng - 4

Câu hỏi 6: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 57)

Theo cảm nhận của tác giả bài nghị luận, trong “muôn điệu” của “tâm hồn” thơ, bài thơ Vội vàng có đặc điểm riêng nào?

Gợi ý trả lời:

Đặc điểm riêng: Xuân Diệu đã biến luận đề chung thành những trải nghiệm cá nhân, biến nó thành điều tâm huyết, thành sự chiêm nghiệm sâu sắc của riêng mình, thể hiện một tâm hồn say mê và yêu cuộc sống đến tột độ.

Hướng dẫn soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.