Soạn bài Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời
Hướng dẫn soạn bài Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời – Sách Kết nối tri thức lớp 9 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản cung cấp thông tin về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, người đã hoạt động bí mật, thông minh, và cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Ông là biểu tượng của lòng dũng cảm và sự hy sinh, đóng góp to lớn trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 28)
Văn bản cung cấp những thông tin cơ bản nào về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn?
Gợi ý trả lời:
Văn bản cung cấp những thông tin cơ bản về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn như sau:
- Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam, từng là quân nhân trong ba quân đội khác nhau.
- Sau khi hoàn thành khóa học tại Mỹ, Phạm Xuân Ẩn quay về Việt Nam và làm việc trong lĩnh vực báo chí, bắt đầu từ Việt Tân xã dưới thời Ngô Đình Diệm và sau đó là phóng viên cho các hãng thông tấn nước ngoài như Roi-tơ, Time,…
Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 28)
Tìm những chi tiết cho thấy các nhà báo nước ngoài đã đánh giá rất cao cuộc đời, con người Phạm Xuân Ẩn.
Gợi ý trả lời:
Đánh giá của các nhà báo nước ngoài về Phạm Xuân Ẩn:
- Pi-tơ Rót-xơ Rên-giơ khuyên Phạm Xuân Ẩn nên viết sách về cuộc đời mình, vì nếu không, một phần quan trọng của lịch sử sẽ bị bỏ sót.
- Dù đã biết ông là tình báo, các nhà báo Mỹ từng làm việc với ông vẫn tin tưởng và kính trọng ông khi trở lại Việt Nam.
- Một số nhà báo Mỹ đã dặn con cái họ tìm gặp Phạm Xuân Ẩn khi sang Việt Nam vì tin rằng sẽ học hỏi được nhiều điều từ ông.
Câu hỏi 3: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 28)
Tác giả đã đánh giá như thế nào về Phạm Xuân Ẩn và thể hiện mong ước gì khi khắc họa chân dung ông?
Gợi ý trả lời:
Tác giả đã đánh giá Phạm Xuân Ẩn với sự kính trọng và ngưỡng mộ sâu sắc:
- Sử dụng từ ngữ tôn vinh như “Anh hùng”, “tâm hồn Việt Nam”, “con người cao quý”, thể hiện sự kính phục trước nhân cách và tài năng của ông.
- Thể hiện lòng thán phục trước trí tuệ, bản lĩnh và lòng yêu nước kiên định của Phạm Xuân Ẩn.
- Tác giả cũng bày tỏ mong muốn được hiểu rõ hơn về cuộc đời đầy bí ẩn của ông, muốn khám phá những điều chưa được kể.
Câu hỏi 4: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 28)
Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật trong văn bản có gì đặc sắc?
Gợi ý trả lời:
Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật trong văn bản thể hiện qua các điểm sau:
- Tác giả sử dụng ngôn ngữ trang trọng và lịch sự, phản ánh sự tôn kính đối với Phạm Xuân Ẩn.
- Giọng điệu thấm đượm sự thán phục, ngưỡng mộ, qua đó tôn vinh tài năng và phẩm chất cao quý của ông.
- Nhân vật được đặt vào những tình huống đặc biệt, giúp người đọc hiểu rõ hơn về chiều sâu nhân cách và cuộc đời đầy bí ẩn của ông.
Câu hỏi 6: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 28)
Theo em, việc giải mã bí mật về những con người đặc biệt như Phạm Xuân Ẩn có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Việc giải mã bí mật về những con người đặc biệt như Phạm Xuân Ẩn mang ý nghĩa quan trọng:
- Giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc về những cống hiến và hy sinh thầm lặng của các anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đồng thời truyền cảm hứng cho thế hệ sau tiếp tục phát huy và bảo vệ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.
Với những hướng dẫn soạn bài Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời – Sách Kết nối tri thức lớp 9 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.