Soạn bài Yên Tử, núi thiêng

Hướng dẫn soạn bài Yên Tử, núi thiêng – Ngữ văn 9 tập 2 – Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Soạn bài Yên Tử, núi thiêng 2

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khi tham quan hay du lịch, em có thường tìm hiểu trước về nơi sắp đến không? Nếu có, loại tài liệu em quan tâm tìm đọc, xem, nghe là gì?

Trả lời

Trước khi lên kế hoạch tham quan hoặc du lịch đến một địa điểm mới, em thường dành thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng về nơi đó. Em bắt đầu bằng việc tra cứu trên mạng, đọc các bài viết từ nhiều nguồn khác nhau để nắm bắt thông tin về văn hóa, lịch sử, và các điểm đến nổi bật. 

Ngoài ra, em cũng xem qua nhiều hình ảnh, video, và trải nghiệm thực tế của những người đã từng đến đó để có cái nhìn chân thực và sống động hơn. Việc này không chỉ giúp em có sự chuẩn bị tốt hơn mà còn làm tăng thêm sự hào hứng và mong chờ trước khi chuyến đi bắt đầu.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kể tên một số danh lam thắng cảnh có di tích lịch sử mà em đã đến hoặc đã biết.

Trả lời

Dưới đây là một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng có giá trị về di tích lịch sử:

Vịnh Hạ Long: Được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, Vịnh Hạ Long không chỉ nổi bật với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ mà còn có giá trị lịch sử, với nhiều di tích khảo cổ quan trọng.

Lăng Bác: Nằm ở thủ đô Hà Nội, Lăng Bác là nơi an nghỉ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam. Đây là điểm đến linh thiêng và ý nghĩa đối với người dân Việt Nam và du khách quốc tế.

Côn Sơn – Kiếp Bạc: Tọa lạc tại tỉnh Hải Dương, đây là quần thể di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của nhiều anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi. Nơi đây không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn giàu giá trị văn hóa và lịch sử.

Cố đô Huế: Là kinh đô của triều đại Nguyễn, Cố đô Huế là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Với các cung điện, lăng tẩm và kiến trúc hoàng gia, nơi đây lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Sau khi đọc bài

Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):Yên Tử, núi thiêng thuộc loại văn bản gì? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

Yên Tử, núi thiêng, thuộc loại văn bản giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Căn cứ:

Nhan đề của văn bản

Nội dung trình bày trong văn bản

Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản được bố cục như thế nào? Nêu nội dung cụ thể của từng phần trong bố cục và chỉ ra mạch kết nối các nội dung đó.

Trả lời:

– Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến du khách địa phương: Giới thiệu khái quát về núi Yên Tử

+ Phần 2: Tiếp theo đến nơi mà mình mơ ước: Tổng quan về vẻ đẹp đường đến Yên Tử

+ Phần 3: Tiếp theo đến thành Yên Tử như ngày nay: Lịch sử dãy núi Yên Tử

+ Phần 4: Tiếp theo đến Phù Vân quốc sư: Đạo Phật và dãy núi Yên Tử

+ Phần 5: Còn lại.

– Mạch kết nối: Với cách bố cục và kết nối các nội dung như trên, văn bản giới thiệu về núi Yên Tử sẽ giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện về danh lam thắng cảnh nổi tiếng này, từ đó khơi gợi niềm hứng thú và mong muốn được khám phá nơi đây.

Soạn bài Yên Tử, núi thiêng 3

Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Căn cứ vào nội dung văn bản, cho biết những lí do chính khiến Yên Tử được nhìn nhận là “núi thiêng”.

Trả lời:

– Những lí do chính khiến Yên Tử được nhìn nhận là “núi thiêng”:

+ Nơi đây gắn liền với sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do vua Trần Nhân Tông sáng lập.

+ Trải qua nhiều triều đại, Yên Tử là nơi tu hành của nhiều vị thiền sư nổi tiếng, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa Phật giáo.

+ Nơi đây còn là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của vua Trần Nhân Tông, người đã từ bỏ ngai vàng để tu hành, giác ngộ Phật pháp.

Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về tỉ lệ của các đoạn miêu tả và dẫn tư liệu lịch sử trong văn bản (tỉ lệ như thế nào, có hợp lí không và thể hiện ý tưởng gì của tác giả).

Trả lời:

– Đọc văn bản chúng ta nhận thấy tỉ lệ đoạn dẫn tư liệu lịch sử nhiều hơn với các đoạn miêu tả.

– Tỉ lệ như vậy là hoàn toàn hợp lí. Vì chủ đề là Yên Tử đây là một nơi rất linh thiêng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh, đây còn là một di tích lịch sử đặc biệt. Từ đó ta thấy được ý tưởng của tác giả là muốn làm rõ lịch sử của núi Yên Tử đến với bạn đọc.

Câu 5 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Liệt kê những chi tiết thể hiện cách giải thích tên gọi của một số vị trí và di tích trong quần thể du lịch tâm linh Yên Tử. Việc giải thích đó đáp ứng yêu cầu gì của loại văn bản giới thiệu một cảnh quan?

Trả lời:

– Liệt kê:

+ Ông đã hóa Phật vào ngọn núi và ngọn núi mang hình hài ông được người đời sau gọi là tượng An Kỳ Sinh.

+ Sau khi An Kỳ Sinh đắc đạo, chư tăng của An Kỳ Sinh gọi ngôi chùa ông đã tu hành và đắc đạo là “chùa ông Yên”…

– Việc giải thích như vậy đáp ứng yêu cầu đưa ra yếu tố lịch sử của văn bản giới thiệu một cảnh quan.

Câu 6 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Yếu tố biểu cảm đã được tác giả sử dụng như thế nào? Yếu tố đó đóng vai trò gì trong việc làm tăng tính hấp dẫn của văn bản.

Trả lời:

– Yếu tố biểu cảm đã được tác giả sử dụng khi tự hào nói về lịch sử Yên Tử, về cảnh đẹp xung quanh ngọn núi Yên Tử.

– Yếu tố đó đóng vai trò giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc.

Câu 7 (trang 94 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu tác dụng của việc đưa sơ đồ khu di tích Yên Tử vào văn bản. Theo em, vì sao những sơ đồ thuộc loại này thường được hiệu chỉnh qua các lần công bố khác nhau?

Trả lời:

– Tác dụng:

+ Giúp người đọc hình dung tổng quan về khu di tích

+ Cung cấp thông tin chi tiết về các di tích

+ Tăng tính khoa học và chính xác cho văn bản

– Lý do sơ đồ khu di tích Yên Tử thường được hiệu chỉnh qua các lần công bố:

+ Phát hiện mới trong quá trình nghiên cứu.

+ Thay đổi trong quy hoạch và phát triển khu di tích.

+ Nâng cao chất lượng thông tin.

Với những hướng dẫn soạn bài Yên Tử, núi thiêng – Ngữ văn 9 tập 2 – Kết nối tri thức chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.