Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội

Hướng dẫn soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội- Ngữ văn 12 tập 2 – Kết nối tri thức, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Yêu cầu

– Giới thiệu được phong trào hoặc hoạt động xã hội mà người viết muốn hưởng ứng hoặc phát động và nói rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của nó; có cách mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc.

– Triển khai hệ thống luận điểm chặt che, sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục;

giúp người tiếp nhận hiểu rõ lí do người viết hưởng ứng hay phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội.

– Nêu được ý kiến trái chiều có thể có và sử dụng lí lẽ, bằng chứng phản bác để tăng tính thuyết phục cho văn bản.

– Sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh và biểu cảm để tăng thêm xúc tác động của bài phát biểu.

– Có kết bài gây ấn tượng, thuyết phục người đọc thay đổi nhận thức hoặc hành động.

Thực hành viết theo các bước

Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội 2

1.Chuẩn bị viết

Trước hết, cần xác định vị thế của bản thân khi viết bài phát biểu. Có thể viết với tư cách là người hưởng ứng (đồng tình, ủng hộ) một phong trào hoặc một hoạt động xã hội do một tổ chức hay cá nhân khác phát động (khởi xướng). Cũng có thể viết với tư cách là người phát động, khởi xướng phong trào hoặc hoạt động đó. Dù với tư cách gì thì bài viết của bạn cũng phải gắn với nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống và đòi hỏi sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo công chúng. Đây là điểm khác biệt đáng kể giữa để tài của bài viết này với đề tài của những bài văn nghị luận thông thường mà bạn đã từng viết. Có thể tham khảo một số vấn đề sau để triển khai bài viết: Hưởng ứng phong trào “lối sống xanh” để giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường; Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ; Hưởng ứng ngày Hội đọc sách; Tham gia trồng cây để trả lại màu xanh cho quê hương; Cùng nhau hành động chống bạo lực học đường.

2.Tìm ý, lập dàn ý

a.Tìm ý

Đọc lướt một lần nữa bài viết tham khảo, chú ý đến cấu trúc và trình tự triển khai các luận điểm, lí lē, bằng chứng trong văn bản, tự đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau để tìm ý:

– Phong trào hoặc hoạt động xã hội được đề cập trong bài viết nhằm giải quyết vấn đề bức thiết gì của đời sống? Bạn viết bài này với tu cách gì (hưởng ứng hay phát động) và hướng đến đối tượng nào?

Đọc bài viết tham khảo, có thể thấy tác giả đặt vấn đề rất rõ ràng: Cân phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS. Đối tượng hướng đến là chính phủ các nước, các Công ti, nhóm từ thiện, tổ chức phi chính phủ.

– Vì sao mọi người cần quan tâm đến phong trào hoặc hoạt động mà bạn để cập? Nó có tầm quan trọng và tính cấp thiết như thế nào? Làm thế nào để thuyết phục mọi người tin điều đó?

Việc trả lời những câu hỏi này giúp bạn truyền tải được thông điệp đến người tiếp nhận một cách mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của ho. Để thuyết phục đối tượng tiếp nhận, tác giả bài viết tham khảo đã mô tả tình trạng “dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành”, “trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng mười người bị nhiễm HIV”.

– Đối tượng mà bài viết hướng đến cần phải làm gì để hưởng ứng hoặc đáp lại lời kêu gọi của bạn?

Trong bài viết, Cô-phi An-nan kêu gọi: “Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng,

kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.”. Trong bài viết của mình, bạn có thể kêu gọi người đọc thay đổi nhận thức hoặc có hành động tức thời và mạnh mẽ.

– Những lí lẽ và bằng chứng nào cân được huy động?

Bài viết tham khảo triển khai mạch các ý theo logic tường minh và đơn giản: Ngân sách dành cho phòng chống HIV/AIDS đã được tăng lên một cách đáng kể nhưng dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành. Thế giới đã bị chậm trễ trong việc phòng chống dịch bệnh. Chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Các bằng chứng là những sự việc thực tế và số liệu thống kê cụ thể.

Về phần mình, bạn có thể sử dụng những loại bằng chứng phổ biến như: bằng chứng láy từ sự việc thực tế mà người viết chứng kiến; bằng chứng lấy từ các nghiên cứu khoa học; bằng chứng dựa trên niềm tin được Công nhận rộng rãi; bằng chứng dựa trên ý kiến của chuyên gia; bằng chứng lấy từ số liệu thống kê, thông tin được lượng hoá,. Các bằng chứng cần sát hợp, đáng tin cậy và được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để lí lẽ của bạn có sức thuyết phục.

– Liệu có ý kiến nào trái ngược với quan điểm mà bạn nêu ra hay không? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào? Khi phát đi thông điệp về phòng chống HIV AIDS, Cô-phi An-nan đã tính đến khả năng có người cho rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức khác cấp bách hơn việc phòng chống HIV/AIDS hay chúng ta chỉ cần giữ khoảng cách, tránh xa các bệnh nhân AIDS. Khi kêu gọi mọi người hành động cho một mục tiêu cao cả nào đó, chúng ta cũng cần tính đến khả năng không phải ai cũng đông ý với mình, vì vậy cần có lí lẽ, bảng chứng để đối thoại với họ.

– Những yếu tố bổ trợ nào (thuyết minh, biểu cảm,.., cần được sử dụng để tăng cường sức thuyết phục cho bài viết?

Khi nói đến nạn nhân của HIV/AIDS, tác giả bài viết tham khảo tập trung vào đối tượng là phụ nữ và trẻ em nhằm tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Về phần mình, bạn cần lựa chọn những yếu tố bổ trợ phù hợp, đó có thể là một mẩu chuyện ngắn, một chi tiết gây xúc động cho người đọc,…

Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội 3

b.Lập dàn ý

Sau khi tìm được các ý, cần soát lại và sắp xếp những ý đó một cách hệ thống để lập thành dàn ý cho bài viết.

Mở bài: Nêu phong trào hoặc hoạt động xã hội mà người viết hưởng ứng hoặc muốn phát động và nói rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của nó.

Thân bài:

– Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.

– Nêu được ý kiến trái chiều có thể có về vấn để được bàn luận.

– Sử dụng các yếu tố thuyết minh và biểu cảm,..

Kết bài: Thể hiện thông điệp (hưởng ứng hoặc kêu gọi) dưới dạng những câu nói ngắn gọn và mạnh mẽ, thúc giục người tiếp nhận thay đổi nhận thức hoặc có hành động đáp ứng phù hợp.

3.Viết

Bài phát biểu trong một buổi lễ phát động đòi hỏi tính hùng biện cao, vì vậy, cần có cách mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc. Cách thông dụng là mở đầu bằng việc đặt một câu hỏi nêu vấn để, kể một mẩu chuyện để dẫn dắt vào vấn để hoặc đưa ra một kết quả nghiên cứu kèm theo số liệu thống kê. Để thông điệp không bị bỏ qua hay lãng quên, cần có kết bài gây ấn tượng đối với người đọc.

– Chú ý điều tiết nhằm đảm bảo nội dung vừa đủ, phù hợp với thời gian để đọc trước công chúng (nếu bài phát biểu được đọc trong một buổi lễ) hoặc duy trì được hứng thú của người đọc (nếu bài phát biểu được phổ biến dưới hình thức văn bản viết).

– Ngôn ngữ sử dụng trong bài (bao gồm cả cách xưng hô) cần phù hợp với mục đích và đối tượng mà bạn muốn kêu gọi. Việc dùng một số câu khiến có thể phù hợp trong bài phát biểu, góp phần làm cho lời kêu gọi trở nên mạnh mẽ.

Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội 4

Bài viết tham khảo:

Đề bài: Hưởng ứng phong trào “lối sống xanh”:

Lối sống xanh không chỉ là một phong cách sống mà còn là một triết lý sâu sắc, một phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của con người lên môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần áp dụng nhiều biện pháp cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, bắt đầu từ việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và thông minh. Điều này bao gồm việc tiết kiệm nước, điện và các nguồn năng lượng khác, cũng như ưu tiên sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc tái chế.

Một trong những khía cạnh quan trọng của lối sống xanh là việc giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt thông qua việc tái chế, tái sử dụng, và lựa chọn các sản phẩm có thiết kế thân thiện với môi trường. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc “3R” (Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng, Recycle – Tái chế) để quản lý và giảm thiểu rác thải. Việc chọn mua những sản phẩm có bao bì có thể tái chế hoặc tự phân hủy, sử dụng các túi vải thay vì túi nhựa, và hạn chế việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần là những cách hiệu quả để đóng góp vào lối sống xanh.

Hơn nữa, việc thay đổi các thói quen di chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong lối sống này. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay vì xe ô tô cá nhân giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn, đồng thời khuyến khích một lối sống năng động và lành mạnh hơn. Việc tổ chức các chương trình đi chung xe (carpool) hoặc chia sẻ xe (ride-sharing) cũng là những giải pháp thiết thực giúp giảm thiểu lượng xe lưu thông trên đường.

Bên cạnh đó, tạo ra một không gian sống xanh bằng cách trồng cây, tạo vườn tại nhà hay tham gia các hoạt động trồng rừng cũng là những bước đi quan trọng. Cây xanh không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo ra một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên, mang lại sự cân bằng và tươi mới cho cuộc sống hiện đại.

Lối sống xanh còn bao gồm việc lựa chọn các sản phẩm hữu cơ, không chứa hóa chất độc hại. Việc sử dụng mỹ phẩm tự nhiên và các sản phẩm làm sạch hữu cơ, không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chất hóa học gây ra. Bên cạnh đó, việc tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm việc ăn chay hoặc giảm tiêu thụ thịt động vật, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành công nghiệp chăn nuôi đến môi trường.

Nhìn chung, cuộc sống xanh không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe cá nhân mà còn đóng góp lớn lao vào việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho hành tinh. Để thực hiện lối sống này, mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc hành động, từ việc lựa chọn các sản phẩm hữu cơ, tái chế, đến việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực này sẽ góp phần giảm thiểu tác động của con người lên môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và đảm bảo một tương lai bền vững cho thế hệ sau.

4.Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Cụ thể:

– Rà soát cấu trúc và nội dung chung của văn bản; đảm bảo bài viết có đủ ba phần, mỗi phần đều được triển khai đáp ứng yêu cầu đã được nêu trong dàn ý và trong phần Viết.

– Kiểm tra hệ thống lí lē, bằng chứng để đáp ứng yêu cầu chính xác, tin cây, thích hợp, đầy đủ.

– Xem xét phong cách văn bản để đảm bảo tính trang trọng, có cách xưng hô phù hợp với vị thế của người viết trong quan hệ với đối tượng tiếp nhận; tránh những lời kêu gọi đại ngôn hoặc cách nói sáo rỗng, cũ mòn.

– Rà soát lỗi chính tả, dùng từ ngữ, đặt câu; lỗi về mạch lạc và liên kết trong mỗi đoạn văn và giữa các đoạn văn.

Với những hướng dẫn soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội- Ngữ văn 12 tập 2 – Kết nối tri thức như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.