Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 159
Hướng dẫn soạn bài Hướng dẫn tự học trang 159 Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.
Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 159)
Tìm đọc thêm các văn bản nghị luận xã hội tương tự các văn bản trong Bài 5.
Gợi ý trả lời:
- Một số văn bản nghị luận xã hội có thể tham khảo: Tố Hữu – Tác Phẩm Và Lời Bình (Đinh Tị); Thế hệ trẻ tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Nguyễn Duy Khanh); Châu Thành: Phát huy sức trẻ của Đoàn Thanh niên trong chuyển đổi số (Mỹ Xuyên);…
Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 159)
Sưu tầm và ghi lại một số đoạn văn, bài văn phân tích các tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn 12.
Gợi ý trả lời:
- Một ví dụ về bài văn phân tích các tác phẩm văn học trong sách Ngữ văn 12: Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
Câu hỏi 3: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 159)
Tự đề xuất bài tập phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích và lập dàn ý cho bài viết ấy.
Gợi ý trả lời:
Đề xuất bài tập: “Em hãy phân tích những trạng thái tình cảm mãnh liệt của người con gái trong tình yêu thông qua bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh.”
Dàn ý:
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
- Nêu vấn đề cần phân tích: “Những trạng thái tình cảm mãnh liệt của người con gái trong tình yêu qua bài thơ Sóng.”
Thân bài:
Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn tình yêu:
- Sử dụng điệp ngữ “em nghĩ về” cùng câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, tác giả nhấn mạnh khát khao khám phá bản thân, người yêu và tình yêu vĩnh cửu.
- Xuân Quỳnh đi tìm cội nguồn của sóng cũng chính là cội nguồn của tình yêu, để giải thích sự bí ẩn và khởi nguồn của tình yêu.
Nỗi nhớ và sự thủy chung của người con gái khi yêu:
- Các hình ảnh đối lập như “dưới lòng sâu” – “trên mặt nước” và “ngày – đêm” thể hiện nỗi nhớ da diết, triền miên không dứt.
- Câu “Cả trong mơ còn thức” diễn tả nỗi nhớ xuyên suốt qua không gian, thời gian, giữa hư và thực, nhấn mạnh cảm giác nhớ nhung khắc khoải.
Khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu:
- Khẳng định quy luật muôn đời của tự nhiên: “Con nào chẳng tới bờ…Dẫu muôn vời cách trở.”
- Hình ảnh “Như biển kia…bay về xa” thể hiện cảm giác bất an trước sự thay đổi của lòng người.
- Câu hỏi “Làm sao” diễn tả mong muốn biến những lo lắng, nhớ mong thành “trăm con sóng nhỏ” để hòa nhập vào tình yêu lớn, khát vọng tình yêu vĩnh cửu.
Kết bài: Đưa ra cảm nhận về bài thơ Sóng và khái quát lại những giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của bài thơ.
Với những hướng dẫn soạn bài Hướng dẫn tự học trang 159 Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.