Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99 – Ngữ văn lớp 12 chân trời sáng tạo
Hướng dẫn soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99 – Ngữ văn lớp 12 (Tập 1) chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Phóng sự là một thể loại của ký sự, chuyên phản ánh các sự kiện và câu chuyện thời sự có tầm quan trọng đối với cộng đồng xã hội, đồng thời bộc lộ quan điểm rõ ràng của người viết về các vấn đề đó. Các tác giả phóng sự thường áp dụng các phương pháp báo chí như điều tra, phỏng vấn, và đối thoại để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Đồng thời, họ cũng sử dụng các phương tiện biểu đạt của văn học để nâng cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Nhật ký là một thể loại ký sự, thuộc dạng tự thuật với độ tin cậy cao, được trình bày dưới dạng ghi chép theo ngày, tháng, năm. Những cuốn nhật ký có giá trị văn học không chỉ đơn thuần ghi chép các sự kiện hàng ngày mà còn chứa đựng tính nhân văn sâu sắc và sự tinh tế trong ngôn từ và nghệ thuật, như nhật ký của Tôn-xtôi, An-na Phrăng, Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…
Tính phi hư cấu trong phóng sự và nhật ký
Tính phi hư cấu: phản ánh hiện thực theo nguyên tắc trung thực và chính xác là đặc điểm nổi bật của các tác phẩm thuộc loại hình ký. Phóng sự và nhật ký, cùng với các thể loại ký sự khác như hồi ký, tự truyện, đều ưu tiên việc sử dụng chi tiết và sự kiện thực tế, có thể xác minh được.
Chi tiết và sự kiện hiện thực là những yếu tố có thật trong đời sống, tồn tại khách quan. Đối với phóng sự và nhật ký, việc kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm và quan điểm của người viết không chỉ đảm bảo tính xác thực của thông tin mà còn mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về quan điểm và cảm xúc của tác giả đối với thông tin được trình bày trong văn bản.
Đặc điểm của ngôn ngữ thân mật
Ngôn ngữ thân mật là kiểu ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên và thoải mái, thường dùng trong các tình huống giao tiếp không chính thức; thể hiện sự thân thiết và tình cảm với người thân, bạn bè. Ngôn ngữ thân mật có thể xuất hiện cả trong lời nói (như trong các cuộc trò chuyện hàng ngày) và trong văn viết (như thư từ, tin nhắn gửi cho người thân, bạn bè, nhật ký,…). Đặc điểm của ngôn ngữ thân mật bao gồm:
- Thường sử dụng từ ngữ khẩu ngữ, tiếng lóng, từ địa phương, các trợ từ và thán từ.
- Thường có cấu trúc câu đơn giản, câu rút gọn, và thường chứa các thành phần tình thái (như hình như, có lẽ,…), cảm thán (như ôi, chao ôi,…), và gọi đáp (như Lan ơi, thưa cô, vâng, dạ,…).
Với những hướng dẫn soạn bài Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99 – Ngữ văn lớp 12 chân trời sáng tạo (Tập 1) chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.