Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89

Hướng dẫn soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Câu 1: Văn bản nghị luận viết về tác phẩm văn học

Gợi ý trả lời:

  • Khái niệm: Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học là loại văn bản nhằm làm rõ các khía cạnh nội dung và hình thức của tác phẩm, thể hiện quan điểm, thái độ, và cách đánh giá của người viết đối với tác phẩm.
  • Cách triển khai: Văn bản này cần được xây dựng trên một hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, và dựa trên những lý lẽ cùng bằng chứng thuyết phục.
  • Phạm vi bàn luận: Các văn bản nghị luận về tác phẩm văn học không nhất thiết phải bao quát toàn bộ tác phẩm mà có thể tập trung vào một hoặc một số khía cạnh nổi bật nhất của tác phẩm.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 - Kết nối tri thức Lớp 9 - 2

Câu 2: Vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản

Gợi ý trả lời:

  • Người đọc: Đọc hiểu văn bản không thể thiếu vai trò của người đọc. Qua quá trình tiếp nhận, người đọc góp phần làm giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học, tạo nên lịch sử tiếp nhận tác phẩm và ảnh hưởng ngược lại tới quá trình sáng tạo của nhà văn.
  • Bối cảnh tiếp nhận: Bao gồm bối cảnh thời đại, xã hội và hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân. Bối cảnh tiếp nhận có vai trò quan trọng, chi phối hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học, góp phần định hình giá trị và trình độ tiếp nhận của người đọc.
  • Ảnh hưởng của bối cảnh: Mỗi thời đại và xã hội có định hướng giá trị riêng và trình độ tiếp nhận nhất định, ảnh hưởng đến từng cá nhân. Hoàn cảnh sống và học tập của cá nhân cùng bối cảnh cụ thể tại thời điểm đọc đều tác động đến cách họ tiếp nhận và hiểu tác phẩm.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 - Kết nối tri thức Lớp 9 - 3

Câu 3: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Gợi ý trả lời:

  • Cách dẫn trực tiếp: Đây là việc sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu hoặc đoạn văn từ một văn bản gốc vào bài viết hoặc bài nói của mình. Trong bài viết, phần dẫn trực tiếp cần được đặt trong dấu ngoặc kép để chỉ rõ rằng đó là trích dẫn nguyên văn.
  • Cách dẫn gián tiếp: Đây là việc sử dụng ý tưởng của người khác nhưng diễn đạt lại theo cách của mình. Mặc dù được diễn đạt lại, nhưng ý tưởng gốc vẫn cần được thể hiện một cách trung thực. Trong bài viết, phần dẫn gián tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 4: Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu

Gợi ý trả lời:

  • Tìm kiếm và sử dụng thông tin: Khi viết, chúng ta cần tìm kiếm ý tưởng và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó sử dụng những ý tưởng và thông tin phù hợp vào bài viết của mình, có thể qua cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp.
  • Ghi chú nguồn đúng quy cách: Đây là yêu cầu bắt buộc để tránh bị coi là đạo văn. Nguồn của tài liệu tham khảo thường bao gồm thông tin về tác giả và xuất xứ của văn bản gốc. Mức độ chi tiết của thông tin về nguồn trích dẫn sẽ phụ thuộc vào tính chất của văn bản và yêu cầu cụ thể.

Với những hướng dẫn soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.