Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)- ngữ văn 7 tập 2 – sách Cánh Diều
Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên,lao động và con người xã hội (1) – ngữ văn 7 tập 2 – sách Cánh Diều chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Xem lại khái niệm tục ngữ ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc tục ngữ, các em cần chú ý:
+ Tìm hiểu các từ ngữ khó (nghĩa đen, nghĩa bóng), từ đó, hiểu nội dung, ý nghĩa chung của câu tục ngữ.
+ Nhận biết được những yếu tố hình thức (số lượng chữ, vấn, nhịp, biện pháp tu tử,…) của tục ngữ và tác dụng của các yếu tố đó.
– Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội ;
tìm hiểu thêm về tục ngữ từ sách, báo, Internet
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản nhằm dạy cho chúng ta những kinh nghiệm về lao động sản xuất, những bài học quý giá về lối sống, đạo đức làm người.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hình thức câu tục ngữ đều ngắn gọn, ít chữ và có sử dụng vần lưng.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trên là bao gồm những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất và những bài học về đạo đức làm người.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tiêu chí
Câu |
Số lượng tiếng | Vần | Nhịp |
1 | 8 | Nắng-vắng (vần sát) | 4//4 |
2 | 10 | Hoa-hư (vần cách) | 3/2 |
3 | 8 | Phân-cần | 2/2/2/2 |
4 | 4 | Tấc–tấc | 2/2 |
5 | 10 | Nằm-tằm | 5/5 |
6 | 8 | Tóc-góc | 2/2/4 |
7 | 7 | Người-mười | 3/4 |
8 | 6 | Thương-thương | 2/4 |
9 | 14 | Non-hòn | 2/4
4/4 |
10 | 8 | Nói-gói | 2/2/2/2 |
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Biện pháp tu từ được sử dụng là nói quá
– Tác dụng: nhằm nhấn mạnh sự vật, hiện tượng được nói đến, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm về thời tiết, về lao động sản xuất nhằm đem lại nhiều lợi ích nhất cho người sử dụng đó.
– Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất quan trọng đối với người lao động.
Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi chúng ta về cách làm người, cách đối nhân xử thế sao cho hợp lí, phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trong số những câu tục ngữ truyền thống, câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” là câu mà em rất ấn tượng. Câu tục ngữ này không chỉ đơn thuần là một lời khuyên về việc giữ gìn vẻ ngoài bề ngoài mà còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về bản chất của con người.
Từ câu tục ngữ này, em học được bài học quan trọng về sự quan tâm và chăm sóc bản thân. Việc giữ gìn răng, tóc không chỉ là vấn đề về vẻ đẹp mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng bản thân và người khác. Mỗi đường nét trên khuôn mặt, mỗi chi tiết nhỏ về ngoại hình đều là góc nhìn vào tâm hồn và tính cách của một người.
Qua cách người ta chăm sóc về bản thân, người khác có thể nhận biết được tính cách, phẩm chất và thậm chí là giá trị đạo đức của họ. Việc này giúp xây dựng một ấn tượng tích cực về con người và tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực trong xã hội.
Câu 6 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Theo em, các câu tục tục ngữ trên vẫn còn hữu ích trong cuộc sống ngày nay nhưng không phải tất cả.
– Một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày nay là:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Với những hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) – ngữ văn 7 tập 2 – sách Cánh Diều chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.