Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 – Kết nối tri thức- Ngữ văn lớp 7 tập 2

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 – Kết nối tri thức- Ngữ văn lớp 7 tập 2 trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về bài học một cách toàn diện nhất.

 

THÀNH NGỮ

Câu 1: (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Các thành ngữ trong câu:

a. Ba chân bốn cẳng

=> Ý nghĩa: chạy rất nhanh, hết sức vội vã

b. Chuyển núi dời sông

=> Ý nghĩachỉ những việc khó khăn, gian khổ, khó có thể thực hiện.

Câu 2: (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Thành ngữ Từ ngữ tương đương
Đi đời nhà ma Đi tong, chẳng còn gì
Thượng vàng hạ cám tất cả, đành chịu

=> Nhận xét: câu có sử dụng thành ngữ  có tác dụng biểu đạt ý mạnh hơn, gây ấn tượng hơn đối với người đọc hơn.  

Câu 3: (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Cả hai câu đều sử dụng thành ngữ để cho câu biểu đạt ý mạnh hơn, gây ấn tượng hơn. Tuy nhiên xét theo ngữ cảnh thì câu (a) sử dụng thành ngữ sẽ phù hợp hơn với ý nghĩa biểu thị của thành ngữ (đẽo cày giữa đường: những con người bị động, thiếu chủ ý,…)

Câu 4: (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

  1. Bạn An học một biết mười, khiến ai cũng ngưỡng mộ.
  2. Ông bà ta có câu “học hay, cày biết“, ý nói rằng chỉ cần chăm chỉ học tập và làm việc thì sẽ đạt được thành công
  3. Khi được thăng chức, anh Dũng rất vui mừng, mở mày mở mặt.
  4. Khi biết tin con mình đỗ đại học, bố mẹ rất vui mừng, mở cờ trong bụng.

 

Với những hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 – Kết nối tri thức- Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.