Soạn bài Hội lồng tồng – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1

Hướng dẫn soạn bài Hội lồng tồng – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

ĐỌC VĂN BẢN

Văn bản chia làm 2 phần chính: 

  • Phần 1 (từ đầu đến “từng địa phương”): Giới thiệu hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc
  •  Phần 2 (còn lại): Miêu tả hội và ý nghĩa của lễ hội đó

SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính: là tái hiện lại hình ảnh của lễ hội Lồng tồng, một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

Gợi ý trả lời câu hỏi: 

Câu 1: (trang 119, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Thời gian: Sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh

– Địa điểm: Đình

– Vùng có lễ hội: Việt Bắc

– Phần cúng tế – lễ: Gồm 2 phần chính

  • Trước lễ: Người dân mang cỗ đến cúng thần nông 
  • Sau khi cúng lễ: Người ta ăn cỗ thịt gà, thịt lợn, bánh chưng,…

– Phần vui chơi – hội: Có các trò dân gian như kéo co, múa sư tử, lượn lồng tồng,…

Câu 2: (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

– Các sản vật cúng tế trong hội lồng tồng là: Gà, lợn, hoa quả, bánh trái,…

– Các sản vật này có liên quan với các tục khác ở chỗ họ đều dâng các sản vật nông sản. Họ dâng lên để kính báo về công việc làm năm của năm vừa qua và để cầu mùa cho năm sắp tới.

Câu 3: (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

– Những hoạt động của cư dân trong phần hội là: trò chơi ném còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”

– Những hoạt động này thể hiện: Thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Đồng thời nó còn thể hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no, thịnh vượng và niềm vui, lạc quan của con người trong ngày hội.

Câu 4: (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Người dân gửi gắm nhiều mong ước khi tổ chức hội lồng tồng đó là cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là dịp để người dân cầu mong cho bản làng, quê hương ngày càng phát triển.

Câu 5: (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên là sự yêu thương nồng nàn đối với vùng đất Việt Bắc. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự trân trọng của tác giả dành cho điệu hát đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Với những hướng dẫn soạn bài Hội lồng tồng – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.