Hướng dẫn Soạn bài Trái tim Đan-kô – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

1) Chuẩn bị

– Nhân vật: Đan-kô, bà lão I-déc-ghin.

– Không gian tưởng tượng trong truyện: Rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc.

– Thời gian: Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-déc-ghin.

– Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936), tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vích Pê-xcốp)

2) Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Chú ý cách tác giả miêu tả phong cảnh thiên nhiên.

Cách tác giả miêu tả phong cảnh thiên nhiên:

   + một đám mây đen nặng nề, có đường viền gân guốc nhô lên, giống như một chỏm núi

   + đám mây trườn vào thảo nguyên

   + có những mảng mây tách ra, bay vượt lên trước và lần lượt che tắt hết các ngôi sao này đến ngôi sao khác,…

Câu 2: Hãy hình dung về tình cảnh của đoàn người.

Về tình cảnh của đoàn người: bị xua đuổi vào tít rừng sâu, trước mắt có hai lựa chọn: hoặc vượt qua đầm lầy hôi thối để đến vùng thảo nguyên tự do hoặc quay lại đất cũ, nộp mình cho kẻ thù, chấp nhận thân phận nô lệ.

→ Tình thế khó khăn, nan giải, đòi hỏi phải có sự lựa chọn dứt khoát, rõ ràng.

Câu 3: Ngoại hình, lời nói và hành động của Đan-kô như thế nào?

+ Ngoại hình: Trẻ đẹp

+ Tính cách: Mạnh mẽ và can đảm

+ Vị trí: Người dẫn đầu – thủ lĩnh

+ Hành động cao cả: Đan-kô tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tối tăm. 

Câu 4: Con đường và khu rừng được miêu tả như thế nào?

Đặc điểm của con đường và khu rừng:

   – Rừng tối om, cứ bước một bước, đầm lầy lại há cái móm tham lam hôi thối ra nuốt mất người, và cây cối sừng sững chặn đường như một bức thành kiên cố.

   – Cánh cây quấn quýt lấy nhau; rễ bò lan khắp nơi như đầu rắn, và cứ mỗi bước đi, họ lại tốn bao nhiêu mồ hôi và máu.

=> Đường đi khó khăn.

Câu 5: Tâm trạng, thái độ của đoàn người diễn biến ra sao?

Hoàn cảnh xung quanh khiến bọn họ kinh sợ. Họ mệt lả, mất tinh thần. Họ xấu hổ nhưng không dám thú nhận sự yếu hèn của bản thân nên chuyển sang căm hờn, giận dữ với Đan-kô. Họ kết tội Đan-kô vì họ cho rằng chàng đã hại họ rơi vào hoàn cảnh này.

Câu 6: Những chi tiết nào cho thấy ý nghĩ và tình cảm của Đan-kô đối với mọi người?

Những chi tiết cho thấy ý nghĩ và tình cảm của Đan-kô đối với đoàn người:

   – “Thế là trong tim anh cũng bùng lên niềm phẫn nộ sục sô, nhưng lòng thương hại mọi người đã dập tắt ngọn lửa uất giận ấy.”

   – “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất.”

   – “Trong tim anh….trong mắt anh.”

Câu 7: Chú ý hành động của Đan-kô.

Hành động của Đan-kô: gào to hơn sấm, đưa hai tay lên xé toang lồng ngực, đưa trái tim ra và giơ cao lên đầu.

Câu 8: Nơi mà đoàn người đã đến như thế nào?

Nơi mà đoàn người đã đến tràn ngập ánh nắng Mặt Trời và không khí trong lành được nước mưa gột sạch. Thảo nguyên thở đều, cỏ ngời sáng vì những giọt mưa chói lọi như kim cương và sông lấp lánh ánh vàng…

Câu 9: Nhân vật “tôi” nghĩ về những điều gì?

Nhân vật “tôi” nhận xét về câu chuyện mà bào lão là những câu chuyện kì diệu. Trí tưởng tượng của con người đã sáng tạo nên bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1: Văn bản Trái tim Đan-kô có mấy người kể chuyện? Đó là những ai và họ kể chuyện như thế nào?

– Văn bản Trái tim Đan-kô có hai người kể chuyện:

– Việc sử dụng hai người kể chuyện trong văn bản Trái tim Đan-kô đã tạo nên sự đa dạng và sinh động cho câu chuyện. Người kể chuyện thứ nhất là người khách du lịch, là người chứng kiến câu chuyện. Người kể chuyện thứ hai là bà lão I-déc-ghin, là người đã chứng kiến và kể lại câu chuyện. Sự đối lập giữa hai nhân vật kể chuyện đã giúp người đọc có được cái nhìn đa chiều về câu chuyện, từ đó hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 2: Hãy tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô. Bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện trong câu chuyện có gì đáng chú ý?

Câu chuyện kể về một chàng trai trẻ tên là Đan-kô, sống trong một bộ lạc du mục. Một ngày nọ, bộ lạc của Đan-kô bị lạc trong một khu rừng rậm rạp và tối tăm. Mọi người trong bộ lạc đều sợ hãi và tuyệt vọng. Đan-kô, người có lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng, đã quyết định dẫn dắt mọi người đi tìm lối ra.

Đan-kô đã đi xuyên qua rừng rậm trong nhiều ngày đêm. Chàng đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn và nguy hiểm, nhưng chàng vẫn kiên trì không bỏ cuộc. Khi mọi người trong bộ lạc đều chán nản và muốn bỏ cuộc, Đan-kô đã xé toang lồng ngực lấy trái tim mình ra soi đường cho mọi người đi. Trái tim Đan-kô cháy rực, soi sáng cả một vùng rừng rậm. Nhờ có trái tim Đan-kô, bộ lạc cuối cùng cũng tìm được lối ra khỏi rừng rậm.

Bối cảnh diễn ra các sự kiện trong câu chuyện là một khu rừng rậm rạp và tối tăm. Bối cảnh này tạo nên sự bí ẩn, hoang sơ và nguy hiểm cho câu chuyện. Nó cũng là một thử thách lớn cho Đan-kô và bộ lạc của chàng.

Câu chuyện diễn ra trong một khu rừng rậm rạp và tối tăm. Khu rừng này được miêu tả như một thế giới khác, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Khu rừng là nơi cư ngụ của những con thú dữ và hiểm nguy. Nó cũng là nơi chôn vùi những bí mật cổ xưa.

Câu chuyện không xác định cụ thể thời gian diễn ra. Tuy nhiên, có thể suy đoán rằng câu chuyện diễn ra vào thời kỳ đồ đá, khi con người vẫn còn sống du mục.

Câu 3: Phân tích tình thế, diễn biến tâm trạng và hành động của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm.

Đoàn người của Đan-kô đang sống trong một khu rừng rậm tối tăm, u ám, đầy nguy hiểm. Họ đã bị giam hãm trong đó nhiều năm, không biết lối ra. Họ đã kiệt sức, tuyệt vọng, không còn hi vọng thoát ra khỏi khu rừng.

Mới đầu, đoàn người còn khá hào hứng, tin tưởng vào Đan-kô. Họ tin rằng Đan-kô sẽ dẫn họ ra khỏi khu rừng. Tuy nhiên, khi đi được một đoạn, họ bắt đầu mệt mỏi, chán nản. Họ bắt đầu nghi ngờ Đan-kô, cho rằng anh ta dẫn họ đi lạc. Khi đi càng lâu, họ càng trở nên tuyệt vọng, chán chường, thậm chí là căm ghét Đan-kô.

Ban đầu, đoàn người vẫn nghe theo lời Đan-kô, đi theo anh ta. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu nghi ngờ Đan-kô, họ bắt đầu cãi nhau, tranh luận. Họ thậm chí còn định giết Đan-kô.

Câu 4: Phân tích hình tượng nhân vật Đan-kô (Gợi ý: Dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng, lời nói của nhân vật để xác định đặc điểm tính cách của nhân vật; từ đó, nêu điểm đặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ nhân vật).

Phân tích hình tượng nhân vật Đan-kô

Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Em tán thành hay phản đối quan điểm đó? Vì sao?

Em tán thành với quan điểm trên vì: 

Câu 6: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô”? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Văn bản “Trái tim Đan-Kô” là một văn bản rất hay và ý nghĩa, nó đã truyền tải được thông điệp giá trị về triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng qua hình ảnh người anh hùng Đan-kô với “trái tim cháy hùng vĩ”. Khi nhóm người phải sống trong sợ hãi và lo sợ ở rừng sâu thì Đan-kô đã anh dũng đứng lên nhận trách nhiệm dẫn đầu đưa mọi người ra khỏi khu rừng. Tuy nhiên, rừng sâu luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm và thử thách, việc sai sót xảy ra là chuyện hết sức bình thường. Và Đan-kô đã dẫn đường sai. Cũng vì điều này mà anh bị mọi người chì triết, mắng nhiếc thậm tệ, thậm chí họ còn muốn giết anh. Tuy nhiên, không vì điều này mà Đan-kô tức giận, anh vẫn hang hái muốn dẫn mọi người thoát ra, thậm chí còn không tiếc cả hy sinh bản thân minh. Hình ảnh Đan – kô xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim đang cháy sáng rực rỡ đẩy lùi tất cả đêm đen soi đường cho bộ lạc tiến lên là một hình ảnh đẹp, tỏa sáng cả một tác phẩm. Hình ảnh đó đẹp đến mức thiên nhiên đất trời cũng phải cảm động mà mở đường mở lối cho anh dẫn mọi người thoát ra. Qua đó có thể thấy hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô” là một hình ảnh đẹp nhất trong văn bản và cũng là hình ảnh khiến người ta đau xót nhất.

Với những hướng dẫn Soạn bài Trái tim Đan-kô – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.