Hướng dẫn Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Đề bài: Thuyết trình về một trong những vấn đề sau (Có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ):

Bước 1: Chuẩn bị nói

Bước chuẩn bị nói gồm: Xác định đề tài: Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói; Tìm ý và lập dàn ý; Luyện tập.

– Xác định đề tài

Bạn cần xác định rõ: Đề tài bài nói (trong trường hợp này chính là đề tài của bài viết).

– Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

– Tìm ý, lập dàn ý

+ Tìm ý

Trong trường hợp này, ý tưởng và các thông tin, tài liệu chính đã được bạn xác định khi thực hiện bài viết. Bạn có thể sử dụng các ý tưởng, thông tin, tài liệu đã có sao cho việc nói có hiệu quả nhất. Tuy vậy, nói là trình bày giao tiếp trực tiếp với người nghe cụ thể trong không gian, thời gian xác định. Vì thế, bạn cần:

+ Lập dàn ý

Dàn ý của bài nói cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết. Có thể chỉnh sửa lại dàn ý dùng cho phù hợp với bài nói của bạn.

– Luyện tập:

Bạn có thể luyện nói theo nhiều cách:

Bước 2: Trình bày bài nói

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

– Trao đổi

– Đánh giá

 

Bài nói tham khảo

 

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là ……………………., hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.

 

Câu chuyện về hai người bạn thân từ nhỏ, một siêng năng học và một không chú ý đến học tập, đã làm nổi bật tầm quan trọng của động cơ học tập trong cuộc sống. Động cơ học tập được hiểu là yếu tố thúc đẩy hành động học tập để đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. Câu chuyện cũng chỉ ra rằng động cơ học tập không phải là điều có sẵn mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập, chủ yếu từ nhu cầu giải quyết mâu thuẫn trong việc hiểu biết.

Động cơ học tập có hai loại chính: động cơ bên ngoài (tác động từ xã hội) và động cơ bên trong (tạo ra từ bản thân). Cả hai loại động cơ này đều quan trọng, nhưng động cơ bên trong chủ đạo và gắn liền với hứng thú cá nhân của học sinh. Vì vậy, để kích thích động cơ học tập, cần sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc học, đặt ra mục tiêu rõ ràng, và có phương pháp học tập đúng đắn.

Vai trò của động cơ học tập là vô cùng quan trọng, vì nó tạo ra hứng thú và định hình hành vi học tập của học sinh. Để khuyến khích động cơ học tập, cần sự hỗ trợ từ phụ huynh và giáo viên. Cha mẹ cần giải thích rõ lợi ích của việc học và giáo viên cần tạo ra môi trường học tập thú vị và đa dạng.

Cuối cùng, mỗi người nên tự đặt ra cách học và mục tiêu học của mình. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tìm ra động cơ học tập. Như vậy, việc học sẽ trở nên thú vị và không còn là gánh nặng. 

Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.

Với những hướng dẫn Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.