Hướng dẫn soạn bài Thực hành đọc hiểu: Loạn đến nơi rồi – Cánh diều lớp 12 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Chuẩn bị

Yêu cầu: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 63)

– Đọc trước đoạn trích, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Trình và vở kịch Mùa hè ở biển.

– Đọc nội dung đoạn giới thiệu để hiểu bối cảnh đoạn trích.

Gợi ý trả lời:

Tác giả Xuân Trình (1936 – 1991)

Vở kịch “Mùa hè ở biển”

Đọc hiểu

Nội dung chính: Đoạn trích kể về chuyến thăm quê của ông Đoàn Xoa, người đã quyết định ở lại thêm vài ngày khi thấy quê hương mình đang phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian lưu lại, ông phát hiện ra tình trạng khoán chui và bán chui đang diễn ra ở làng. Không thể chấp nhận việc này, ông quyết định báo cáo ngay lên trung ương và yêu cầu công an đến lập biên bản.

Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 64)

Hành động giả vờ hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng đã nhận được câu trả lời như thế nào từ phía bà con?

Gợi ý trả lời:

Ông Đoàn Xoa nhận được câu trả lời không trung thực từ bà con, vì họ đang giấu việc làm khoán chui. Khi ông hỏi, họ đã trả lời vòng vo và thiếu chính xác: “Đồng chí khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à”. Họ còn đưa thêm dẫn chứng để làm câu trả lời thuyết phục hơn: “Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung, vui lắm… làm toàn xã rồi”.

Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 65)

Tại sao những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông?

Gợi ý trả lời:

Nguyên nhân là vì từ đầu đoạn trích, ông Đoàn Xoa đã được miêu tả là một cán bộ tốt nhưng cứng nhắc, duy ý chí, không biết lắng nghe thực tiễn. Ông cũng rất chính trực, ngay cả khi vợ ông làm sai (đưa guồng công về nhà), ông vẫn yêu cầu phải báo lên phê bình. Với tính cách cứng nhắc và nguyên tắc như vậy, không ai dám nói sự thật với ông.

Câu hỏi 3: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 66)

Điều cụ Bản “cam đoan” liệu có xảy ra?

Gợi ý trả lời:

Điều cụ Bản “cam đoan” có khả năng sẽ xảy ra.

Câu hỏi 4: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 67)

Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi” thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa?

Gợi ý trả lời:

Câu nói này thể hiện sự hoảng hốt và bối rối của ông Đoàn Xoa trước tình cảnh bất ngờ. Ông không ngờ rằng làng xã thân yêu mà ông gắn bó, ngay cả người thân trong gia đình, cũng tham gia vào việc khoán chui. Trước thực trạng này, ông cảm thấy mọi thứ đã vượt khỏi tầm kiểm soát và trở nên rối loạn.

Câu hỏi 5: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 68)

Em hiểu thế nào là bán chui?

Gợi ý trả lời:

Bán chui là hành động làm ra của cải như lương thực, thực phẩm (cá, thịt…) nhưng không đưa nộp vào hệ thống mậu dịch nhà nước mà lén lút bán và thu lợi cho cá nhân. Thời kỳ đó, mọi của cải đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, và người dân không được phép tự do buôn bán sản phẩm mình làm ra.

Câu hỏi 6: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 69)

Thái độ, hành động của Quân với ông Xoa có gì khác so với các nhân vật Cụ Bản và Hướng?

Gợi ý trả lời:

Thái độ của Quân thẳng thắn và quyết liệt hơn so với Cụ Bản và Hướng. Khi ông Đoàn Xoa đặt câu hỏi, Quân sẵn sàng trả lời một cách rõ ràng và chi tiết, không né tránh hay sợ hãi.

Sau khi đọc

Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 70)

Tóm tắt và nêu tình huống của đoạn trích

Gợi ý trả lời:

Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 70) 

Dòng nào dưới đây nêu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?

A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu
B. Ngôn ngữ độc thoại và chỉ dẫn sân khấu
C. Ngôn ngữ đối thoại và bàng thoại
D. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Trả lời: A

Trong đoạn trích, vở kịch sử dụng chủ yếu ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật để thể hiện mâu thuẫn, xung đột và các chỉ dẫn sân khấu để mô tả hành động, thái độ của các nhân vật, từ đó truyền tải nội dung và thông điệp của vở kịch đến người xem. Vì vậy, đáp án đúng là A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu.

Câu hỏi 3: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 71) 

Đoạn trích thể hiện xung đột giữa những nhân vật nào? Vì sao giữa các nhân vật đó lại nảy sinh xung đột?

Gợi ý trả lời:

Đoạn trích thể hiện xung đột chính giữa ông Đoàn Xoa với Cụ Bản, thuyền trưởng Quân và các thủy thủ.

Xung đột giữa các nhân vật phát sinh do sự khác biệt sâu sắc về tư tưởng và quan điểm:

Câu hỏi 4: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 71) 

Em có đồng tình với ý kiến “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên…”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy.” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của thuyền trưởng Quân. Ông Đoàn Xoa quá cứng nhắc trong việc tuân thủ nguyên tắc và lý thuyết, mà không xem xét đến thực tế là hợp tác xã đang kìm hãm sự phát triển của người dân, từ đó làm chậm đi sự phát triển của đất nước. Làm trái ngược tự nhiên có nghĩa là đi ngược lại với quy luật phát triển của con người. Khi cuộc sống của nhân dân không được cải thiện, họ sẽ tự tìm cách để phát triển và cải thiện đời sống của mình.

Câu hỏi 5: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 71) 

Em sẽ bày tỏ quan điểm như thế nào nếu như có ý kiến cho rằng chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thể hiện được tính cách nhân vật ông Đoàn Xoa và chủ để tác phẩm (mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở bãi biển)?

Gợi ý trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến đó. Chỉ có chi tiết phát hiện “khoán chui” thì mới chỉ phản ánh được ông Đoàn Xoa là người nguyên tắc, tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở bãi biển mới thực sự làm nổi bật được tính cách xa rời thực tế và có phần giáo điều của ông. Điều này cho thấy tính cách bảo thủ và cứng nhắc của ông Đoàn Xoa, và nó cũng làm rõ hơn những hậu quả mà cách nghĩ và hành động như vậy có thể mang lại.

Câu hỏi 6: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 71) 

Việc nhân vật Đoàn Xoa trở thành đối tượng bị châm biếm trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời:

Việc ông Đoàn Xoa trở thành đối tượng bị châm biếm khiến em suy nghĩ về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa lý thuyết và thực tế trong lãnh đạo. Những chính sách hay đường lối chỉ dựa trên lý thuyết mà không phù hợp với thực tiễn cuộc sống sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy, các cán bộ nhà nước khi đưa ra bất kỳ điều luật hay chính sách nào cũng cần theo dõi sát sao tình hình thực tế và sẵn sàng điều chỉnh linh hoạt để đáp ứng nhu cầu và điều kiện cụ thể của nhân dân.

Với những hướng dẫn soạn bài Loạn đến nơi rồi – Cánh diều lớp 12 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.